Khi chi tiêu của Mỹ tăng để đối phó với đại dịch COVID-19, doanh thu đã giảm trong bối cảnh ngừng hoạt động và sa thải trên diện rộng, góp phần làm thâm hụt ngày càng lớn. Nguồn ảnh: Reuters.
Ngân sách Mỹ đạt mức thâm hụt kỷ lục 3.100 tỉ USD
► Theo dữ liệu do Nhà Trắng và Bộ Tài chính Mỹ đồng công bố, năm nay chính phủ Mỹ đã trích ra 6.552 tỉ USD, tăng từ 4.447 tỉ USD vào năm 2019.
► Điều này cho thấy tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế Mỹ.
Theo The New York Times, thâm hụt ngân sách liên bang Mỹ tăng vọt lên mức kỷ lục 3.100 tỉ USD trong năm tài chính 2020.
Ngân sách liên bang thâm hụt nghiêm trọng khi đại dịch COVID-19 thúc đẩy sự gia tăng chi tiêu, giảm biên lai thuế do các hộ gia đình và doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn với tình trạng kinh tế ngừng hoạt động.
Chính phủ liên bang đã chi 6.550 tỉ USD vào năm 2020, trong khi biên lai thuế và các khoản thu khác chỉ đạt 3.420 tỉ USD. Phần lớn chi tiêu xuất phát từ gói cứu trợ kinh tế trị giá 2.200 tỉ USD mà Quốc hội Mỹ đã thông qua hồi tháng 3.
Tính đến cuối tháng 9, tổng số nợ mà công chúng nắm giữ đã lên tới 21.000 tỉ USD. Đây được xem là mức nợ kỷ lục.
Sự thiếu hụt nhấn mạnh thách thức kinh tế dài hạn mà Mỹ đang phải đối mặt khi nước này cố gắng vươn lên khỏi suy thoái kể từ cuộc Đại suy thoái.
Mức thâm hụt - khoảng cách giữa những gì Mỹ chi tiêu, những gì họ kiếm được thông qua biên lai thuế và các khoản thu khác - nhiều hơn 2.000 tỉ USD so với dự báo ngân sách của Nhà Trắng. Con số này lớn gấp 3 lần mức thâm hụt năm 2019 là 984 tỉ USD.
Theo Ủy ban về ngân sách liên bang, khoản nợ quốc gia của Mỹ hiện vượt qua quy mô nền kinh tế, lên tới 102% tổng sản phẩm quốc nội. Bà Maya MacGuineas, Chủ tịch Ủy ban cho biết: “Thật khó tin chúng ta hiện đang nợ sản lượng cả năm. Chúng tôi đã không được phép vượt qua ngưỡng này trong hơn một thập kỷ, nhưng giờ chúng tôi lại đang hứng chịu điều này”.
Lần cuối cùng khoản nợ của Mỹ vượt quá quy mô nền kinh tế là vào cuối Thế chiến thứ 2 và phải mất nhiều năm ngân sách cân đối mới có thể hạ được. Mức thâm hụt hàng năm lớn nhất được ghi nhận trước đây là kể từ năm 2009, khi ngân sách Mỹ thâm hụt 1.400 tỉ USD trong cuộc khủng hoảng tài chính.
Trong một tuyên bố kèm theo báo cáo ngân sách hàng năm, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin nhấn mạnh mức tiền bất thường đã được bơm vào nền kinh tế trong năm nay để chống lại suy thoái và hỗ trợ nền kinh tế.
Thâm hụt ngân sách Mỹ. Nguồn ảnh: U.S. Office of Management and Budget. |
Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách Russell T. Vought nói rằng: khi sự phục hồi tiếp tục, bức tranh tài khóa sẽ cải thiện, khi mà các công ty thuê lại nhân công và mọi người bắt đầu chi nhiều tiền hơn.
Theo nghiên cứu mới của Cục Dự trữ Liên bang, người Mỹ đã sử dụng séc kích cầu một lần để tiết kiệm tiền và trả nợ. Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York cho biết, các hộ gia đình chỉ chi 29% số tiền họ nhận được vào đầu năm nay, 36% tiền mặt khác được tiết kiệm, trong khi 35% dùng để trả nợ.
Các nhà phân tích đều đồng ý về một chính sách kích thích kinh tế để cứu lấy nền kinh tế Mỹ. Nhưng khi ngày bầu cử đang đến gần, các nhà lập pháp của Đảng Cộng hòa tỏ ra không muốn chi tiêu nhiều hơn. Thực tế là hàng triệu người Mỹ vẫn thất nghiệp và các khoản viện trợ trước đó đã cạn kiệt.
Trong khi Nhà Trắng và Đảng Dân chủ muốn tài trợ thêm một gói viện trợ trị giá hơn 1.000 tỉ USD, các đảng viên Cộng hòa ở Thượng viện lại đang chuẩn bị dự luật 500 tỉ USD để bỏ phiếu vào cuối tháng này. Nguồn ảnh: Industry Global News 24. |
Bộ trưởng Tài chính Mỹ thừa nhận rằng, thâm hụt là mối quan tâm dài hạn nhưng bây giờ không phải là lúc để lo lắng về việc hạ thấp nó. Với mức lãi suất thấp và tính chất nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng sức khỏe đã khiến nhiều bộ phận của nền kinh tế bị đình trệ. Do đó, thâm hụt không phải là ưu tiên cấp thiết.
Hiện, các quan chức ngân khố chưa ước tính về thâm hụt của năm tới, nhưng có khả năng sẽ nhỏ hơn trừ khi một gói viện trợ khác được thông qua. Có vẻ như ông Trump hoặc đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden sẽ đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giảm nợ.
Trong khi đó, ông Trump hứa sẽ giải quyết thâm hụt trong nhiệm kỳ thứ 2. Ông cũng cam kết tiếp tục cắt giảm thuế cho cá nhân và tập đoàn, đồng thời đưa ra một số chi tiết về cách các khoản đó sẽ được thanh toán.
Ông Biden lại muốn tăng thuế đối với các tập đoàn và những người Mỹ giàu có nhất để giúp trả thêm chi phí cho chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng và giáo dục. Theo Ủy ban Ngân sách Liên bang, những khoản tăng thuế đó ước tính tăng khoảng 4.300 tỉ USD, sẽ không bao gồm hoàn toàn chi phí cho các đề xuất chi tiêu của ông.
Có thể bạn quan tâm: