Thứ Sáu | 28/03/2014 08:18

Ngân hàng trung ương Đức mở cửa cho QE ở châu Âu

ECB có thể mua nợ và tài sản của các ngân hàng nhằm giúp hỗ trợ cho nền kinh tế châu Âu, mở đường cho khả năng sử dụng QE, theo Bundesbank
Đó là sự thay đổi đáng kể từ quan điểm cứng rắn trước kia của Bundesbank về chính sách ECB mua nợ chính phủ vốn nhiều tranh cãi này.

Kinh tế châu Âu vẫn yếu và lạm phát vẫn nằm dưới mức mục tiêu của ngân hàng trung ương dù ECB đã cắt giảm lãi suất tới mức kỷ lục và hứa sẽ tiếp tục giữ ở mức thấp lâu hơn nữa. Bên cạnh đó hệ thống ngân hàng cũng đã tràn ngập các khoản vay khủng hoảng.

Việc chủ tịch Bundesbank thay đổi quan điểm về khả năng ECB mua nợ chính phủ các nước EU hoặc tài sản khu vực tư nhân mở đường cho việc dùng biện pháp gây tranh cãi nhất: Nới lỏng định lượng (QE). Và QE vốn là chính sách gây nhiều nghi ngại từ phía ngân hàng trung ương Đức.

Hiện nay thì chưa có gì phải hành động cả, theo Weidman, chủ tịch Bundesbank kiêm thành viên Hội đồng điều hành ECB. Nhưng nếu lạm phát thay đổi vì lý do nào đó, ví dụ tỉ giá euro tăng, ECB có thể ra tay. Nhiều khả năng là cắt giảm lãi suất nữa nhưng có thể dùng tới QE.

Chủ tịch ECB Mario Draghi đã nhấn mạnh sự sẵn sàng của ECB ra tay khi lạm phát nằm dưới mức kỳ vọng.

Nếu cắt lãi suất tái cấp vốn chính thêm nữa thì sẽ đẩy tỉ lệ gửi tiền vào mức âm, tức là ngân hàng phải trả tiền để gửi tiền của họ ở ECB qua đêm. Cho đến nay tình trạng này vẫn còn tránh được.

Lãi suất âm

ECB đã chú ý nhiều hơn tới tỉ giá euro và ảnh hưởng của nó tới triển vọng lạm phát, và Weidman nói tỉ lệ gửi tiền âm là một cách để giải quyết ảnh hưởng của tỉ giá mạnh lên.

Chủ tịch Bundesbank, ông Jens Weidman
Chủ tịch Bundesbank, ông Jens Weidman


Hiệu quả của lãi suất âm dẫn đến cải thiện khả năng cho vay tới các doanh nghiệp và hộ gia đình là một điểm "đáng tranh cãi" ông Weidman nói.

Tiếng nói của Đức khá có trọng lượng trong việc quyết định đường lối của ECB. Nhất là khi các công cụ truyền thống như thay đổi lãi suất cho vay đã mất sức mạnh.

Nới lỏng định lượng QE là một bước thay đổi đột phá với ECB. Cho tới nay họ vẫn tránh phải thực hiện bước này vì nó mang tính chính trị cao trong khu vực EU.

Ngân hàng trung ương Đức vẫn lo lắng về việc mở rộng quá mức trách nhiệm của ECB trong việc đảm bảo ổn định giá va can thiệp quá sâu vào lĩnh vực nguồn tài chính của chính phủ. Việc mua nợ chính phủ vốn là điều ECB bị cấm trong quy định EU.

Nguồn Dân Việt/Reuters


Sự kiện