Ngân hàng Trung Quốc lao đao vì lượng lớn tiền mặt
Với nhận thức muộn màng, bây giờ chúng ta biết rằng hai câu thơ đó thực tế đã báo trước một chuyến đi định mệnh cho ông Tao. Ông đã không thể cưỡi gió và cuối cùng bị nuốt chửng bởi những con sóng.
Ông Tao bị bắt vào tháng 6 để điều tra về "các vấn đề kinh tế cá nhân". Truyền thông quốc gia Trung Quốc tuần trước thông báo rằng ông này chính thức bị buộc tội tham nhũng. Cáo buộc rằng ông đã thực hiện các khoản vay bất hợp pháp bằng tiền của ngân hàng cho lợi ích cá nhân. Sự sụp đổ của ông Tao là lời nhắc nhở kịp thời về vấn đề lớn nhất còn tồn tại trong hệ thống tài chính Trung Quốc: tiền tập trung quá nhiều trong tay của các ngân hàng quốc doanh.
Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện Trung Quốc là một đại diện tiêu biểu cho vấn đề này. Ngân hàng lớn thứ 5 Trung Quốc này có lượng tiền gửi lên tới 4.500 tỷ nhân dân tệ (724 tỷ USD). Nhưng ngân hàng này chỉ cho vay một lượng nhỏ tiền mặt này. Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động (LDR) ở mức dưới 20%, trong khi tỷ lệ trung bình toàn ngành tại Trung Quốc là gần 70%.
Giữ một lượng tiền mặt quá lớn không dùng tới, một số nhà quản lý ngân hàng bị cáo buộc cung cấp các khoản vay với lãi suất thấp hơn mức hiện hành trên thị trường mở đổi lấy tiền hoa hồng.
Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện Trung Quốc được công nhận là một trường hợp đặc biệt. Được thành lập năm 2007 khi chính phủ Trung Quốc tách các tài khoản tiết kiệm khỏi 36.000 đại lý bưu điện của nước này và đặt chúng vào một ngân hàng mới tinh. Căn cứ vào một chỉ dẫn cụ thể để cho vay khu vực nông thôn và bị ràng buộc bởi các quy định chặt chẽ, ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện được chờ đợi sẽ có nhiều tiền gửi hơn các khoản vay trong sổ sách của mình trong nhiều năm tới.
Tuy nhiên, gốc rễ những rắc rối của ngân hàng - quá nhiều tiền mặt - và kết quả là các hoạt động cho vay đáng ngờ - là những biểu hiện yếu ớt quen thuộc của toàn bộ ngành ngân hàng Trung Quốc.
Thực tế đó hình thành nên bối cảnh cho các bài báo tuần qua về khả năng thất bại của việc HSBC bán 15,6% cổ phần của mình tại hãng Ping An Insurance của Trung Quốc. Gạt ra ngoài những câu hỏi về lý do tại sao người mua - tập đoàn CP Thái Lan muốn bỏ ra 9,4 tỷ USD - cao hơn giá trị tài sản ròng - để có cổ phần thiểu số tại một tập đoàn bảo hiểm, phần gây tò mò nhất của thương vụ này là việc thu xếp tài chính.
Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB), một ngân hàng quốc doanh có nhiệm vụ cung cấp tài chính cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, là nhà cung cấp tài chính duy nhất cho thương vụ thâu tóm của tập đoàn CP.
CDB không nhận các khoản tiền gửi và nguồn tài trợ chính của ngân hàng này là bán trái phiếu cho các ngân hàng khác. Với việc được chính phủ hậu thuẫn, một người cho vay sáng láng, nợ có giá rẻ với CDB và ngân hàng này đang nắm một lượng lớn tiền mặt nhàn rỗi. Do đó, nó quyết định tài trợ cho tập đoàn chuyên về thức ăn chăn nuôi, gia súc gia cầm CP mua lại số cổ phần thiểu số tại một công ty bảo hiểm.
Hành động này hiếm thấy tại một ngân hàng phát triển và cũng khá kỳ quặc tại một ngân hàng thương mại, mô hình mà CDB đang cố gắng chuyển thành. Theo nguồn tin thân cận với ngân hàng, CDB đang nghĩ lại và có thể từ bỏ thỏa thuận này.
Tuy nhiên sẽ không dễ dàng gì để từ bỏ điều có vẻ như là lý do cơ bản đã được nhất trí trong thỏa thuận đầu tiên: một lượng lớn tiền mặt tại các ngân hàng Trung Quốc dẫn tới khoản tín dụng sai chỗ. Việc CDB hấp tấp chuyển sang hoạt động ngân hàng thương mại rõ ràng là bước tiến được chào đón hơn các buộc tham nhũng tại ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện, nhưng cả hai đều xuất phát từ cùng một vấn đề: vị trí thống lĩnh của các ngân hàng trong hệ thống tài chính Trung Quốc. Đây là vấn đề của sự thừa mứa.
Một vài tia hy vọng cho thấy tiền tại Trung Quốc đang bắt đầu rời khỏi các ngân hàng. Các nguồn tín dụng phi ngân hàng, bao gồm các trái phiếu, đã vượt qua các khoản vay ngân hàng trong nửa sau của năm 2012, một bước quan trọng tiến tới hệ thống tài chính đa dạng.
Tuy nhiên vẫn tồn tại một cái bẫy. Các chuyên gia kinh tế tại Citigroup ước tính khoảng 70% nguồn tài chính phi ngân hàng tại Trung Quốc thực tế chỉ là các hoạt động ngoài bảng cân đối kế toán của các ngân hàng truyền thống. Vì vậy, vấn đề cấp thiết là Trung Quốc cần có một hệ thống các ngân hàng nhỏ và đa dạng hơn.
Nguồn Khampha