Tính chất kinh tế của hệ thống ngân hàng quốc tế là rất rõ ràng: huy động vốn ở các nước cónguồn vốn giá rẻ và cho vay ở nơi nào có giá đắt. Hoạt động này vừa sinh lời cho các ngân hàng, vừacó ích cho thế giới bằng cách hướng nguồn tiền tiền kiệm đến những mục đích sử dụng sinh lợi nhiềunhất.
Tuy nhiên, quy tắc này bắt đầu trở nên rời rạc cách đây 5 năm, đầu tiên là bởi có quá nhiềunhân viên ngân hàng đi tìm kiếm lợi nhuận và giờ đây là bởi các nhà quản lý. Ngày 18/2, Cục dự trữliên bang Mỹ (Fed) đã bỏ phiếu nhất trí áp đặt "hàng rào khoanh vùng" (ring - fence) lên các ngânhàng nước ngoài đang hoạt động tại Mỹ. Theo đó, các ngân hàng này buộc phải đáp ứng những tiêuchuẩn cơ bản và vốn và thanh khoản giống hệt với các ngân hàng Mỹ thay vì dựa vào hỗ trợ từ ngânhàng mẹ như trước đây.
Fed cho rằng đây là bước quan trọng để bảo vệ nước Mỹ khỏi hiệu ứng lan tỏa của khủng hoảngtài chính vốn bùng nổ mạnh mẽ kể từ năm 2008. Trước đây, Fed cho phép các ngân hàng thuộc sở hữunước ngoài nhận hỗ trợ từ ngân hàng mẹ, miễn là các ngân hàng mẹ được quản lý bởi các nhà quản lý ởnước sở tại. Tuy nhiên, trong suốt 20 năm qua, các ngân hàng ngoại ở Mỹ ngày càng trở nên tập trunghơn, được kết nối toàn cầu và ngày càng tận dụng được nhiều lợi thế từ quy định lỏnglẻo.
Cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến những lỗ hổng của mô hình này bộc lộ. Khi thị trường vốnđóng băng, các ngân hàng ngoại là bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất. Họ chiếm hơn một nửa các khoảnvay khẩn cấp mà Fed tung ra qua cửa sổ chiết khấu cuối năm 2008. Trong khi đó, hậu quả lan tỏa trênkhắp thế giới. Khi một ngân hàng ở Iceland sụp đổ, chính phủ Iceland chỉ bảo vệ những người gửitiền trong nước, những khách hàng ở Anh và Hà Lan phải nhận cứu trợ từ chính phủ Anh và HàLan.
Được thông qua năm 2010, đạo luật Dodd-Frank yêu cầu các công ty mẹ của ngân hàng ngoại phảiđáp ứng được các yêu cầu về vốn giống với các ngân hàng Mỹ. Barclays và Deutsche Bank phản ứng lạiquy định này bằng cách tách hoạt động ở Mỹ ra khỏi công ty mẹ và đưa chúng đến những tổ chức ít bịquản lý hơn.
Quy định mới của Fed đã bịt kín lỗ hổng này. Các chi nhánh ở Mỹ giờ đây phải đáp ứng yêu cầuvề vốn, thanh khoản và đòn bầy giống hệt các ngân hàng Mỹ. Họ cũng phải nộp kế hoạch vốn cho Fed,miêu tả khả năng đáp ứng yêu cầu về vốn tối thiểu. Hiện tại thì quy định này chỉ áp dụng với cácngân hàng có tài sản ở Mỹ vượt quá 50 tỷ USD (cao hơn nhiều so với mức 10 tỷ USD đề nghị ban đầu).Tháng 7/2016 (chứ không phải tháng 7/2016) mới là thời điểm tất cả các ngân hàng phải tuân thủ quyđịnh.
Động thái của Fed sẽ khiến nền tài chính toàn cầu bị chia rẽ sâu sắc hơn. Hoạt động cho vayxuyên biên giới đã giảm từ 5.800 tỷ USD trong năm 2007 xuống chỉ còn 323 tỷ USD trong 6 tháng đầunăm 2013, theo số liệu thống kê của McKinsey. Tất nhiên các lực đẩy của điều kiện kinh tế và kinhdoanh cũng là nguyên nhân dẫn đến xu hướng này, những động thái của các nhà quản lý là nguyên nhânlớn hơn. Ví dụ, các nhà quản lý châu Âu mới đây đã buộc các ngân hàng ngoại chuyển đổi mô hình chinhánh sang công ty con có nguồn vốn độc lập đồng thời cấm các chi nhánh địa phương không đượcchuyển vốn về cho ngân hàng mẹ.
Bằng cách "nhốt" vốn và thanh khoản ở cấp địa phương, luật lệ mới của Mỹ khiến một ngân hàngtoàn cầu không thể chuyển tiền đến địa điểm mà tại đó vốn sinh lợi nhiều nhất. Lợi ích của mô hìnhtoàn cầu cũng vì thế mà biến mất. Theo Luigi De Ghenghi - chuyên gia đến từ hãng luật Davis Polk,các đợt kiểm tra an toàn vốn sẽ khiến nhiều ngân hàng ngoại phải tích trữ vốn và thanh khoản nhiềuhơn mức cần thiết và rất khó để chuyển lượng vốn dư thừa ra ngoài nước Mỹ.
Fed thừa nhận có khoảng 15 - 20 ngân hàng ngoại sẽ phải lập công mẹ để đáp ứng luật mới. TheoHuw Van Steenis đến từ Morgan Stanley, cấu trúc sở hữu của BNP Paribas và HSBC (hai ngân hàng ngoạilớn nhất) và Credit Suisse vốn đã đáp ứng được yêu cầu này. Trong khi đó, Deutsche Bank, Barclaysvà Royal Bank of Scotland sẽ có nhiều việc để làm. Deutsche có thể sẽ giảm quy mô bảng cânđối kế toán ở Mỹ đi khoảng 100 tỷ USD nhưng vẫn phải giữ lại 1 - 2 tỷ USD vốn bổ sung. Đi kèm vớiđó là bị mất thị phần trong hoạt động giao dịch trái phiếu vào tay các đối thủ Mỹ.
Fed cũng thừa nhận quy định mới sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tài chính quốc tế, nhưng lại chorằng lợi ích thu được là xứng đáng. Nếu không làm như vậy, điều tệ hơn sẽ là một cuộc khủng hoảngkhác khiến dòng chảy vốn trên toàn cầu sụp đổ hoàn toàn.
Còn đối với các nhà quản lý nước ngoài, họ không chỉ lo lắng về những ảnh hưởng tiêu cực đốivới thị trường vốn mà còn đối với sự hợp tác. Khi dự luật được công bố, Đức buộc tội Fed chỉ biếtđến bản thân, Pháp cảm thấy rất khó chịu và Thụy Sĩ cho rằng Mỹ thiếu tin tưởng các nướckhác.
Tệ hại hơn, Fed có thể khiến các nước khác cũng đưa ra những chính sách tương tự.