Ngân hàng Nhật Bản chấm dứt chính sách nới lỏng tiền tệ sau nhiều năm thực hiện. Ảnh: CNN.

 
Hoàng Huyền Thứ Năm | 21/03/2024 09:56

Ngân hàng Nhật tăng lãi suất sau gần 20 năm

Ngân hàng Nhật ra quyết định tăng lãi suất lên mức 0,1%, nhưng vẫn đang đối mặt với áp lực mất giá từ chênh lệch lãi suất.

Mới đây, Ngân hàng Nhật (BOJ) đã tuyên bố quyết định tăng lãi suất lên khoảng 0-0,1%, từ mức âm 0,1%, đồng thời xóa bỏ chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) và chấm dứt việc mua các quỹ giao dịch trao đổi và quỹ tín thác đầu tư bất động sản.

Dấu hiệu này cho thấy, Nhật đánh dấu bước chuyển lịch sử khỏi chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ được thực hiện nhiều năm trước để chống tình trạng giảm phát và trì trệ kinh tế kể từ cuối những năm 1990. Theo đó, trong giai đoạn năm 2012, giá cả hàng hóa tại Nhật liên tục giảm mạnh xuống mức 2,6% (quý III/2012). Nhờ đó, Nhật bán trái phiếu với mệnh giá cao hơn, nhưng lại ra giảm phát và đẩy tỉ lệ nợ công trên GDP tăng cao.

Điều này xuất phát từ chủ trương nới lỏng chính sách tiền tệ của BOJ bằng việc giảm lãi suất nhiều lần và cuối cùng dẫn đến “chính sách lãi suất zero”, đã khiến cho người dân Nhật ưa chuộng việc sở hữu nhiều tiền mặt hơn là đầu tư vào chứng khoán hay trái phiếu. Cùng với những tổn thất khác đã khiến cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.

Các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết trong một báo cáo nghiên cứu: “Ngân hàng Nhật hôm nay đã kết thúc kỷ nguyên điều chỉnh chính sách tiền tệ đặc biệt”. “Điều này có thể được mô tả như một chu kỳ tích cực của tăng trưởng GDP danh nghĩa, tiền lương, giá cả và lợi nhuận doanh nghiệp”.

Đồng Yên vẫn rớt giá do sự chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản. Ảnh: Reuters.
Đồng Yen vẫn rớt giá do sự chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật. Ảnh: Reuters.

Mặc dù đã tăng lãi suất, nhưng Nhật đang phải đối mặt với việc áp lực chênh lệch lãi suất giữa Nhật và Mỹ. Cụ thể, đồng yen suy yếu xuống 0,3% ở mức thấp nhất 151,28 mỗi USD, trong khi đồng USD có lúc tăng giá gần 0,8% so với USD, lên mức 150,29 yen/USD.

Ông Daniela Hathorn, Nhà phân tích thị trường cấp cao tại Capital.com, cho biết, việc chênh lệch giá so với các loại tiền tệ vẫn sẽ tiếp tục diễn ra và có thể kéo dài trong một thời gian. “Điều này có nghĩa là đồng yen có thể sẽ tiếp tục suy yếu, đặc biệt nếu các ngân hàng trung ương khác tiếp tục trì hoãn việc cắt giảm lãi suất”.

Cơ sở để Ngân hàng Trung ương Nhật điều chỉnh chính sách tiền tệ là tiền lương, gần đây các công ty lớn ở Nhật tăng lương thêm 5,3%. Chỉ số Nikkei 225 đã vượt mức kỷ lục trở lại kể từ tháng 12/1989. Điều này cho thấy nhiều sự lạc quan của các nhà kinh tế kỳ vọng về nền kinh tế Nhật.

Mức lạm phát hằng năm của Nhật chỉ ở mức trên 2% trong 12 tháng và trên mức đó trong 22 tháng liên tiếp. Nhưng đất nước đang gặp nhiều rủi ro về tăng tiền lương và mức tiêu dùng trong nước. Theo như chia sẻ của Thống dốc Kazuo Ueda, Nhật phải thận trọng về mức lạm phát hiện nay và lãi suất sẽ không tăng mạnh khi chưa chắc chắn ở mức 2%.