Thứ Năm | 16/05/2013 20:14

Ngân hàng Nhật Bản chao đảo vì Abenomics

Ba ngân hàng lớn nhất Nhật Bản - Mitsubishi UFJ, Mizuho, Sumitomo Mitsui – hôm qua (15/5) đã hạ dự báo lợi nhuận cho năm tài khóa kết thúc tháng 3/2014.
Các chính sách nới lỏng tiền tệ của Thủ tướng Shinzo Abe có thể khiến đồng yên lao dốc và sauđó là hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, các ngân hàng lớn nhất Nhật Bản lại đang vấpphải những thử thách rất lớn có nguồn gốc từ Abenomics.

Ba ngân hàng lớn nhất Nhật Bản - Mitsubishi UFJ, Mizuho và Sumitomo Mitsui - hôm qua (15/5) đãhạ thấp dự báo lợi nhuận cho năm tài chính 2013 (kéo dài đến tháng 3/2014). Chính sách tiền tệ đượchối thúc bởi Thủ tướng Abe và Thống đốc NHTW Nhật Bản (BoJ) Haruhiko Kuroda đã đẩy các ngân hàng ra khỏithị trường trái phiếu chính phủ (JGB) vốn rất sinh lợi.

Nhiều năm nay, các ngân hàng luôn dựa vào thu nhập từ các giao dịch JGB để tồn tạitrong bối cảnh hoạt động cho vay chỉ mang lại khoản lợi nhuận còi cọc. Các doanh nghiệpNhật Bản đang có nguồn tiền mặt khổng lồ. Trong khi đó, với đà tăng trưởng yếu ớt của nền kinh tế,họ có rất ít nhu cầu xây dựng nhà máy mới hay trang bị thêm máy móc thiết bị. Khi các công ty tìmđến nguồn tài trợ từ ngân hàng, lãi suất ở mức quá thấp khiến các ngân hàng khó có thể có lãi.

Thế nhưng, động thái được ông Kuroda đưa ra hồi tháng trước đã đẩy hoạt động kinhdoanh JGB khỏi các ngân hàng. Trong nỗ lực chấm dứt thời kỳ giảm phát dai dẳng, BoJ đãtăng gấp đôi số lượng trái phiếu mua vào mỗi tháng và như vậy mua vào khoảng 70% số trái phiếuchính phủ Nhật Bản phát hành. Điều này dẫn đến khối lượng giao dịch sụp đổ và đẩy các định chế tàichính tư nhân ra khỏi thị trường.

Theo Nobuyuki Hirano, Chủ tịch của Mitsubishi UFJ (ngân hàng lớn nhất Nhật Bản xét theo khốilượng tài sản), chắc chắn lợi nhuận của năm nay sẽ sụt giảm mạnh sau khi các ngân hàng thu được lợinhuận khổng lồ từ việc bán trái phiếu trong năm tài khóa 2012.

Mitsubishi dự báo lợi nhuận ròng của năm tài khóa tính từ nay cho đến tháng 3 tới sẽ giảm10,8%, xuống còn 760 tỷ yên (tương đương 7,4 tỷ USD). Hai ngân hàng có quy mô lớn tiếp theo làMizuho và Sumitomo Mitsui cũng dự báo lợi nhuận sẽ giảm lần lượt 10% và 25%.

Nếu như Abenomics hiệu quả và nền kinh tế chuyển sang thời kỳ tăng trưởng bền vững với tốc độcao hơn, chắc chắn các ngân hàng Nhật Bản sẽ hưởng lợi. Khi đó, các doanh nghiệp khát vốn vay hơnvà tích cực tìm kiếm các khoản vay từ ngân hàng. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, chính sách củaBoJ chỉ khiến thị trường "chết chìm" trong tiền mặt, lợi suất trái phiếu nhiễu loạn và triệt tiêunhững lợi ích từ việc tín dụng tăng trưởng.

Ông Hirano cho rằng hoạt động cho vay trong nước đối với các doanh nghiệp đã "chạm đáy vàokhoảng giữa năm ngoái" nhưng "điều đó không có nghĩa là nhu cầu đi vay của các doanh nghiệp sẽ tănglên".

Về mặt tích cực, chỉ số Nikkei 225 tăng lên cũng đã khiến giá trị các cổ phiếu màngân hàng nắm giữ tăng lên đồng thời thúc đẩy hoạt động kinh doanh các quỹ đầu tư tín thác và do đóthu nhập từ phí tăng lên.

Một số ngân hàng lại trông chờ vào thị trường nước ngoài để bù đắp cho triển vọng yếu ớt ở quênhà. Hồi đầu tháng, ngân hàng Sumitomo Mitsui vừa tuyên bố sẽ mua lại 1,5 tỷ USD cổ phần của BankBTPN of Indonesia. Tháng trước, Mitsubishi cũng mua 3,7 tỷ USD danh mục các khoản nợ bất động sảnMỹ từ Deutsche Bank.

Nguồn CafeF


Sự kiện