Ngân hàng nhân dân Trung Quốc: "Không đội nổi Chiếc mũ Ngân hàng toàn cầu"
Tài sản này đã lớn hơntổng tài sản của FED và Ngân hàng Châu Âu (ECB) cộng lại, trở thành "Ngân hàng toàn cầu". Hơn nữa80% tài sản này là ngoại tệ. Tính tới cuối năm 2011, lượng cung ứng tiền mặt theo nghĩa rộng (M2)tới 85.200 tỉ RMB, tương đương với 13.500 tỉ USD, chiếm 52% lượng cung ứng tiền trên thếgiới.
Ngân hàng Chartered kết luận vì vậy Ngân hàng nhân dân Trung Quốc hiện là "Ngân hàng toàn cầu". ÔngChu Tiểu Xuyên chẳng những là Thống đốc của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc mà còn là Thống đốc của"Ngân hàng toàn cầu".
Ngoài ra, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc hiện tới trên 3.305 tỉ USD, cũngchịu sự quản lý nhất định của Ngân hàng trung ương. Bởi vậy, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc cũng làNgân hàng chuyển đổi USD lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế Trung Quốccho rằng đánh giá này không thực tế, vì: Một là, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc không thể lưu hànhtrên toàn cầu như đồng USD và một số ngoại tệ mạnh khác.
Hai là, đồng RMB không phải là đồng tiềndự trữ của các nước. Vì vậy, tuy lượng cung ứng tiền mặt lớn nhưng chưa có tác dụng cung ứng chotoàn cầu như đồng USD.
Ba là, các nước Mỹ và Phương Tây chủ yếu dùng thẻ tín dụng, còn dân TrungQuốc chưa quen dùng như các nước, nên M2 tính bình quân đầu người chiếm tới 189% GDP trong khi đócủa Mỹ chỉ có 64%. Điều này cho thấy lượng cung ứng tiêu dùng bằng tiền mặt của Trung Quốc cao hơncác nước.
Phó giám đốc Viện nghiên cứu đầu tư Ủy ban cải cách và phát triển nhà nước Trung Quốc Lâm Dũng Minhnói, trong một thời gian dài các nước Mỹ và Phương Tây thực hiện chính sách dự trữ ít, tiêu dùngcao trong khi Trung Quốc thực hiện chính sách dự trữ cao, đầu tư cao, tiết kiệm tiêu dùng.
Chínhsách này làm kinh tế phát triển và có dự trữ ngoại tệ cao, nhưng cũng làm kinh tế Trung Quốc phụthuộc quá nhiều vào thị trường ngoài nước. Đây là hiện tượng mất cân đối cần điều chỉnh thời giantới.
Ông Trương Mộc Nam, Phó giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế thế giới của Trung Quốc cho rằng Báo cáocủa Ngân hàng Chartered phần nào đã phản ảnh mô thức phát triển của Trung Quốc thời gian qua khôngcân đối, phải thay đổi mô thức phát triển này, phải tiến hành cải cách cơ cấu tiền tệ và tỉ giá sâurộng hơn nữa.
" Chiếc mũ Ngân hàng toàn cầu lớn quá cỡ đối với Ngânhàng nhân dân Trung Quốc." |
Ông Vương Bằng cho rằng Trung Quốc không nên say sưa, vui mừng với đánh giá trên, trái lại phải hếtsức cảnh giác và đề phòng.
Bởi vì: Một là, cây to chịu gió lớn, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc chưađạt tới mức như Ngân hàng Chartered đánh giá, chiếc mũ "Ngân hàng toàn cầu" lớn quá cỡ đối với Ngânhàng nhân dân Trung Quốc.
Nếu thừa nhận đánh giá này thì Trung Quốc phải hứng chịu nhiều rủi ro.Hai là, nếu các nước coi đánh giá này là đúng thì lập tức họ quy tội rằng nguyên nhân làm giá cảhàng nguyên vật liệu, dầu lửa tăng lên cao trên thị trường thế giới thời gian qua là do đồng Nhândân tệ của Trung Quốc lưu hành tràn lan trên thế giới, từ đó gây sức ép lớn đối với Trung Quốc. Lúcđó Trung Quốc phải "giơ đầu chịu báng", ảnh hưởng xấu tới kinh tế và tài chính đất nước.
Chuyên gia tài chính Dư Phong Tuệ nói, đồng USD là đồng tiền thành toán, dự trữ quốc tế và lưu hànhtoàn cầu. Tình trạng lạm phát mang tính toàn cầu cũng từ việc Mỹ in tiền tung vào thị trường, trongkhi đồng Nhân dân tệ chưa có chức năng này. Chúng ta phải nhận thức rằng đằng sau việc tâng bốc quácao vai trò quy mô của Ngân hàng nhân Trung Quốc là xuát phát từ động cơ lợi ích của các nước. Nếusay sưa với những tâng bốc trên thì chúng ta sẽ "sập bẫy".
Tờ "Kinh tế thế giới" kết luận; chiếc mũ mà Ngân hàng Chartered chụp cho Ngân hàng nhân dân TrungQuốc lớn quá cỡ, rộng quá khổ mà Ngân hàng nhân dân Trung Quốc không thể đội được.
Nguồn Tầm nhìn