Thứ Hai | 14/01/2013 15:42

Ngân hàng ngoại ở Trung Quốc và giấc mơ dang dở

Quy định vốn khắt khe hơn cùng môi trường kinh tế vĩ mô khiến nhiều ngân hàng nước ngoài dự cảm đầu tư vào Trung Quốc không tốt đẹp như dự đoán.
Tháng 6/2005, khi Ken Lewis - CEO của Bank of America - bay đến Bắc Kinh để ký hợp đồng mualại 9% cổ phần của ngân hàng trực thuộc nhà nước lớn nhất Trung Quốc với giá 3 tỷ USD, ông rất hàohứng với thương vụ này và khẳng định đây sẽ là 1 khoản đầu tư dài hạn.

Theo quan điểm của Lewis, khoản đầu tư vào Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCBC) sẽ giúp Bankof America mở cánh cửa thâm nhập nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Trung Quốchứa hẹn sẽ đem lại hàng chục triệu khách hàng tiềm năng.

Khi đó, vị lãnh đạo của Bank of America chỉ là 1 trong số rất nhiều ngân hàng quốc tế háo hứcđổ bộ vào Trung Quốc với các dự đoán lạc quan về tăng trưởng cũng như hợp tác. Theo số liệu từ Ủyban quản lý ngân hàng Trung Quốc, trong giai đoạn 2004 - 2009, các định chế tài chính toàn cầu đãrót khoảng 33 tỷ USD vào các ngân hàng Trung Quốc.

Tuy nhiên, ngân hàng đến từ nước Mỹ đã dần dần thoái vốn khỏi CCBC và tính đến tháng 11/2011chỉ còn nắm giữ 1% cổ phần của ngân hàng Trung Quốc.

Và, không chỉ riêng Bank of America, các ngân hàng khác cũng làm điều tương tự. HSBC vàGoldman Sachs là những cái tên lớn nhất rút vốn đầu tư khỏi ngành ngân hàng Trung Quốc. Qui địnhvốn khắt khe hơn cùng môi trường kinh tế vĩ mô khiến nhiều ngân hàng nước ngoài dự cảm rằng cácthương vụ không đem lại nhiều điều tốt đẹp như dự đoán.

Theo Derek Ovington, trưởng bộ phận nghiên cứu về ngân hàng khu vực châu Á Thái Bình Dương củaCLSA, các ngân hàng ngoại đang bị mắc kẹt với những khoản đầu tư không hữu ích về mặt chiếnlược.

Dữ liệu từ Dealogic cho thấy tổng cộng trong năm 2012, các công ty toàn cầu đã bán cổ phiếutại các định chế tài chính châu Á với giá trị lên tới 44 tỷ USD, tăng so với con số 32,7 tỷ USD củanăm 2011. Tốc độ bán tài sản ngày càng tăng trong bối cảnh có quá nhiều luật lệ mới ra đời (trongđó có qui định Basel III) khiến các ngân hàng mất thêm nhiều chi phí hơn khi nắm giữ cổ phần tạicác định chế tài chính.

Theo chuẩn Basel III, nếu như 1 ngân hàng có khoản đầu tư lớn tại các định chế tài chính kháclớn hơn 10% vốn nòng cốt (core capital), phần dôi ra phải được trích từ vốn nòng cốt. Do đó, chiphí bị đội lên.

Thương vụ mới đây nhất và cũng là thương vụ có qui mô lớn nhất và gây ồn ào nhất : HSBC mualại 15,57% cổ phần của bảo hiểm Bình An. HSBC quyết định bán lại số cổ phần này cho tập đoànCharoen Pokphand Group với giá 9,39 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ này đang gặp phải nhiều rắcrối bởi các nhà làm luật Trung Quốc tiến hành điều tra vì nghi ngờ vi phạm luật bảo hiểm của TrungQuốc.

Vụ việc của HSBC là ví dụ điển hình cho sự chệch hướng của các nhà đầu tư nước ngoài khi rótvốn vào mảng dịch vụ tài chính của Trung Quốc. HSBC đã từng hi vọng rằng mạng lưới đại lý rộng lớncủa Bình An sẽ giúp HSBC đẩy mạnh các sản phẩm quản lý tài sản. Tuy nhiên, HSBC gặp phải rất nhiềukhó khăn khi cả 2 bên đều có cùng 1 sản phẩm và trong suốt 10 năm nắm giữ cổ phần của Bình An, HSBCkhông hề có bất cứ sáng kiến nào.

Dẫu vậy, về mặt tích cực, giá cổ phiếu Bình An đã tăng gấp gần 6 lần so với mức giá mua vào vàHSBC có thể thu về 2,6 tỷ USD. HSBC cho biết, nếu như mọi việc thuận lợi, tỷ lệ vốn cấp 1 của ngânhàng này sẽ tăng thêm 0,5 điểm phần trăm.

Các thương vụ thành công như Goldman Sachs bán cổ phần ở Ngân hàng Công thương Trung Quốc cũngtạo ra hiệu ứng tương tự.

Trong khi đó, một số ngân hàng châu Âu cho rằng họ nhất định sẽ không bán cổ phần tại các ngânhàng Trung Quốc. BNP Paribas thậm chí còn mua thêm 2% cổ phần của Bank of Nanjing Co., nâng tổng sốcổ phần nắm giữ lên 12,7%.

Tuy nhiên, theo nhận định của Todd Marin, phó chủ tịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương củaJ.P. Morgan, các ngân hàng châu Âu lưỡng lự có thể là do những thách thức họ gặp phải ở quê nhà làkhông hề nhỏ và do đó đầu tư ở Trung Quốc vẫn là lựa chọn tốt hơn.

Nguồn CafeF/WSJ


Sự kiện