Ngân hàng HSBC đối mặt lệnh cấm hoạt động ở Mỹ
Hồi tháng 12/2012, ngân hàng lớn nhất châu Âu có trụ sở tại London này đã đạt được thỏa thuận vớiDoJ về khoản tiền phạt kỷ lục 1,9 tỷ USD để giải quyết vụ bê bối liên quan đến cáo buộc rửa tiền ởMỹ.
Thỏa thuận với DoJ có thể giúp HSBC tránh được các vụ kiện tụng kéo dài ở thị trường quan trọngnày, nơi mà ngân hàng đã bị cáo buộc cho phép các tổ chức khủng bố giao dịch trái phép ít nhất 881triệu USD.
Tuy nhiên, dự định của Thẩm phán Gleeson có thể đẩy HSBC rơi trở lại vào vòng lao lý. Hồi tháng Haivừa qua, ông Gleeson đã đề cập đến vụ scandal này khi ông cho biết vẫn chưa thông qua hay bác bỏcách thức giải quyết vụ việc giữa HSBC và DoJ.
Cả DoJ và HSBC cũng đã lên tiếng phản đối ý định của Thẩm phán Gleeson. HSBC cũng nghi ngờ về quyềncủa ông Gleeson trong vụ việc này.
Trong một thông cáo, HSBC cho biết trong vòng hơn hai năm qua, ban lãnh đạo của ngân hàng ở cả NewYork và London đã thực hiện hàng loạt các biện pháp cải cách và tăng cường kiểm soát mới, đồng thờiáp dụng các tiêu chuẩn hiệu quả nhất trên thế giới trong toàn hệ thống nhằm ngăn chặn tội phạm tàichính trên quy mô toàn cầu.
Ngân hàng này cũng khẳng định đang tiến hành các bước đi cơ bản để thực hiện các nghĩa vụ theo thỏathuận với Chính phủ Mỹ và Chính phủ Anh.
HSBC từng thừa nhận rằng ngân hàng này buông lỏng việc kiểm soát hoạt động rửa tiền. Thời gian gầnđây, HSBC đã áp dụng các biện pháp nhằm siết chặt các hoạt động của mình, trong đó có việc chi ra290 triệu USD để cải tiến hệ thống chống rửa tiền.
Ngân hàng này cũng đã bổ nhiệm ông Bob Werner, người từng giữ chức Trưởng Văn phòng kiểm soát tàisản nước ngoài của Bộ Tài chính Mỹ, vào vị trí mới phụ trách việc tăng cường việc tuân thủ các quyđịnh về chống rửa tiền và các biện pháp trừng phạt tài chính của ngân hàng.
Nguồn TTXVN