Ngân hàng Đức thiếu 14 tỷ euro đáp ứng chuẩn Basel III
Theo ước tính của BaFin, các ngân hàng chủ yếu cải thiện tỷ lệ vốn bằng cách bán tài sản
và tính toán lại trọng số rủi ro gắn liền với tài sản để nâng cao vốn chủ sở hữu. Giảm lượng tài sản rủi ro trên bảng cân đối kế toán đồng nghĩa với tỷ lệ vốn tốt hơn nhưng số vốn cũng không có gì thay đổi.
Các ngân hàng Đức thường không có nhiều sáng kiến trong việc huy động vốn. Trong số 7 ngân hàng Đức, không có ngân hàng nào tăng vốn chủ sở hữu một cách đáng kể trong 6 tháng qua.
Tuy nhiên, cả Deutsche Bank và Commerzbank đều lợi dụng tâm lý thị trường trong năm nay để phát hành cổ phiếu. Tháng trước, Deutsche Bank huy động 3 tỷ euro trong khi Commerzbank phát hành 2,5 tỷ euro cổ phiếu ngày 28/5 để trả một số khoản nợ.
Các ngân hàng lớn khác bao gồm các ngân hàng khu vực như Landesbanken và DZ Bank đều không tăng vốn chủ sở hữu từ các nhà đầu tư bên ngoài khu vực mà dựa vào sự hỗ trợ của khu vực công hoặc các ngân hàng hợp tác khác.
Elke Konig, Chủ tịch của BaFin cho biết các ngân hàng Đức đang nỗ lực huy động vốn nhằm đáp ứng Basell III. Tuy nhiên, việc tổ chức yếu kém đã tạo điều kiện cho việc thao túng lãi suất bao gồm lãi suất liên ngân hàng London - Libor và Euribor - lãi suất liên ngân hàng châu Âu.
BaFin sẽ tiếp tục điều tra các ngân hàng Đức bao gồm Deutsche Bank, Barclays và UBS về việc gian lận lãi suất và sẽ có những hình phạt nghiêm khắc đối với các ngân hàng này.
Basel III là một bộ quy tắc chuẩn quốc tế với những quy định nghiêm ngặt hơn dành cho các ngân hàng được Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel ban hành ngày 12/9/2010. Basel III yêu cầu vốn chủ sở hữu (vốn cấp 1) của các ngân hàng phải nâng từ 4% lên 6%. Trong 6% vốn cấp 1 đó, 4,5% phải là vốn của các cổ đông phổ thông. Thời hạn để thực hiện riêng quy định này là ngày 1/1/2015. Thỏa thuận Basel III là viên gạch nền móng của nỗ lực từ các nhà điều hành quốc tế theo sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2009, nhằm đảm bảo rằng hệ thống ngân hàng toàn cầu sẽ vững chắc hơn. |
Nguồn FinancialTimes/Dân Việt