Thứ Sáu | 13/04/2012 04:59

Ngân hàng châu Á đẩy mạnh tài chính cho hoạt động xuất nhập khẩu

Các ngân hàng lớn của châu Á đẩy mạnh hoạt động trong lính vực tài trợ thương mại cho thấy dòng tiền đang sẵn sàng tại châu Á.

Các ngân hàng châu Á đang gia tăng hoạt động tài trợ thươngmại trong khu vực khi các ngân hàng châu Âu đang bị kéo xuống do cuộc khủng hoảngkhu vực đồng euro và các quy định mới cho ngân hàng.

Tài trợ thương mại (trade finance) là nghiệp vụ cung cấp tài chính cho thanh toán quốc tế thường cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Việc các ngân hàng lớn của châu Á đẩy mạnh thị trường này,cho thấy tài trợ thương mại – ước tính $10tn mỗi năm trên quy mô toàn cầu, hỗtrợ hơn 80% thương mại thế giới – vẫn đang sẵn có ở châu Á, chodù các ngân hàng tại châu Âu, vì những yếu tố mang tính lịch sử, vốn chiếm phầnlớn trong lĩnh vực này.

Các nhà phân tích cảnh báo, dù vậy, khả năng cung cấp dịch vụtài trợ thương mại của các ngân hàng địa phương – thường bằng USD hoặc euro –phụ thuộc vào thành công của họ trong việc huy động các ngoại tệ này từ thị trường. 

Đây có thể là khó khăn khi thị trườngbiến động.

Tài trợ thương mại hỗ trợ hơn 80% các hoạt động thương mại toàn cầu
Tài trợ thương mại hỗ trợ hơn 80% các hoạt động thương mại toàn cầu

Quý I năm nay, ba trong số năm nhà cung cấptài trợ thương mại chiếm thị phần lớn nhất là các ngân hàng châu Á, theo dữ liệu từ Dealogic. Năm ngoái, trongnăm ngân hàng đứng đầu chỉ mộtcó trụ sở tại Châu Á.

"Có vẻnhư các ngân hàng trong khu vực đã lấp vào khoảng trống của các hoạt đông tàitrợ thương mại", ông RichardJerram, kinh tế trưởng của ngân hàng tư nhân Bank of Singapore nói. Sự phát triển này giải thích một phần lý do tại sao "cácthị trường tài chính [toàn cầu] mặc dù cho thấy có tương quan ngắn hạn tại những thời điểm căng thẳng mang tính hệ thống của châu Âu, khó tìm thấy tác động lên nền kinh tế thực [ở châu Á]."

Mặc dù xuất khẩusang châu Âu đã chậm lại, tăng trưởng thương mại trong khu vực vẫn duy trì mạnh mẽ - Shivkumar Seerapu, giám đốc dịch vụ tài chính thương mại tại châu Á của Deutsche Bank co biết.

Các ngân hàngchâu Âu, đặc biệt là các ngân hàng Pháp, đã phải lùi bước do khó khăn trong việc tăng thêm lượngUSD  và các chỉ tiêu vốn mới của châu Âu đòi hỏi họ phải thu hẹp bảng cân đối.

Các tập đoàn NhậtBản thắng lớn nhất trong khuvực, theo dữ liệu của Dealogic. Mitsubishi UFJ Financial Group hiện được xếp hạng đầu tiên trong khu vực theothị phần với 16,6% thị phần quý I, tăng từ 5,5% thị phần năm ngoái.Sumitomo Mitsui Financial Group đã tăng hơn gấp đôi thị phần của mình lên 9,6%.

Ngân hàng xuất nhậpkhẩu Hàn Quốc  KEXIM và HSBC cũng nằm trong top 5.

Các ngân hàngcủa Singapore, điểm trungchuyển thương mại của khu vực, cũng thực hiện những bướctiến mạnh mẽ trong lĩnh vực này. Ngânhàng Singapore DBS, công bốbáo cáo cho thấy tài chính thương mạichiếm một nửa tăng trưởng tín dụng của DBS năm ngoái.

Nhìn chung,  các khoản cho vay của các ngân hàng Singapore cho thương mại, gồm cả tài trợ thương mại, tăng 31% lũy kế một năm tính đến tháng Hai , so với tăng trưởng 19% từ các khoản cho vay khác, ôngJerram chỉ ra trong một báo cáo nghiên cứu gần đây.

Ngược lại, hầu hếtcác ngân hàng châu Âu trongdanh sách của Dealogic cho thấy thị phần châu Á đang tuột dốc.

BBVA, ngân hàngTây Ban Nha, rơi khỏi vị trí đầu tiên khi thị phần đã giảm từ 15,1% xuống4,7%. Thị phần của BNP Paribas giảm từ 5,6% đến 3,4%. Crédit Agricole, năm ngoái xếp hạng 10,không còn trong top ten.

Nhưng các bướcđi của ngân hàng khu vực sẽ không loạibỏ tất cả các áp lực trên thị trường tài trợ thương mại. Nhu cầu đối với các khoản vay ngoại tệtại các ngân hàng trong khu vực đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tiền gửingoại tệ, có nghĩa là những ngân hàng đó cần phải tìm cách thức mới để tăng lượng USD hoặc euro để tiếp tục mở rộng tài trợ thương mại,một nhà phân tích ngân hàng của Moody cho biết.

Nguồn DVT


Sự kiện