Nga tăng cường tiềm lực hạt nhân cho hải quân
Phát biểu tại cuộc họp với các chỉ huy hải quân và các quan chức chính phủ tại sân đóng tàu Sevmash ở miền bắc nước Nga, tổng thống Putin cho biết "Nga nên duy trì vị trí là một trong những cường quốc hàng đầu về hải quân và trước hết phải bàn về việc phát triển lực lượng hải quân chiến lược và vai trò của lực lượng này trong việc suy trì cân bằng hạt nhân chiến lược".
Nga đã chi 20 nghìn tỷ rúp (621,31 tỷ USD) để tăng cường hiện đại hóa lực lượng chiến đấu bằng cách chế tạo các tàu ngầm và tên lửa và cho biết Nga sẽ có 8 tàu ngầm Borei vào năm 2020 và sẽ đóng thêm tàu sân bay với động lực tăng cường khả năng triển khai không quân của mình ở nước ngoài.
Phó thủ tướng phụ trách ngành công nghiệp quốc phòng, Dmitry Rogozin cho biết Matxcơva có thể sẽ yêu cầu các ngân hàng nhà nước cấp 200-300 tỷ rúp mỗi năm để triển khai kế hoạch quốc phòng.
Tổng thống Putin cũng cảnh báo rằng lực lượng hải quân sẽ là công cụ bảo vệ lợi ích quốc gia và lợi ích kinh tế ở khu vực Bắc cực, nơi tập trung một số nguồn tài nguyên sinh học và tài nguyên khoáng sản giàu nhất thế giới.
Theo cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, vùng đáy biển bắc cực chứa 90 tỷ thùng dầu và 30% nguồn tài nguyên khí đốt của thế giới chưa được khai thác.
Nga cho biết sẽ chi hàng triệu USD nghiên cứu để chứng minh rằng một dãy núi dưới nước - giàu dầu khí và khoáng sản thuộc lãnh thổ của nước này.
Canada và Đan Mạch bác bỏ ý kiến trên, cho rằng sự hình thành địa lý trải dài trên khắp vùng biển Bắc Cực, được biết đến với tên Lomonosov Ridge là phần mở rộng lãnh thổ của 2 nước này.
Dự án tàu ngầm Borei của Nga bắt đầu ngày say khi Liên Xô sụp đổ, đã bị đình trệ bởi tình trạng tài chính khó khăn và vụ thử nghiệm tên lửa Bulava thất bại.
Hai tàu ngầm thế hệ Borei đầu tiên, Yury Dolgoruky và Alexander Nevsky dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào mùa hè này, bộ trưởng quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov đầu năm nay cho biết.
Nguồn Reuters/Khampha