Nga tăng cường hợp tác ASEAN trong bối cảnh Phương Tây cấm vận
Mối hợp tác này có vai trò đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện tại khicác nước phương Tây đang áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga.
Bộ Phát triển kinh tế Nga gần đây đã một phái đoàn doanh nhân, trong đó có đại diện của hơn 30 công ty - năng lượng, xây dựng và lắp đặt, dược phẩm, giao thông vận tải và các công ty chuyên phát triển các sản phẩm công nghệ cao, sang thăm ba nướcASEAN là Indonesia, Malaysia và Singapore.
Alexei Likhachyov, Phó Bộ trưởng bộ phát triển kinh tế Nga – người dẫn đầuphái đoàn – phát biểu trong một cuộc phỏng vấn: “Hiện tại, chúng tôi đã có thểtổng hợp kết quả tạm thời về quan hệ hợp tác giữa Nga và ASEAN. Theo đó, chúng tôiđã đạt được thỏa thuận với Phó chủ tịch ASEAN và Chủ tịch của Hội đồng kinhdoanh trực thuộc Hiệp hội trong việc cho phép Nga tham gia vào các dự án xâydựng cơ sở hạ tầng trong nhiều lĩnh vực – cụ thể là 10 – với quy mô lên đếnhàng trăm tỷ USD”.
Cũng theo ông Likhachyov, trong các dự án này, Nga sẽ đứng trong vị trí làbên cố vấn (tối thiểu) và là bên thầu (tối đa). Phạm vi các lĩnh vực mà Nga cóthể tương tác với các nước châu Á khá rộng, gồm lĩnh vực công nghệ - nănglượng, xây dựng, dược phẩm, phát triển các sản phẩm khoa học chuyên sâu, và thiếtbị vận tải, nông nghiệp.
Viktor Sumsky, giám đốc trung tâm ASEAN tại đại học MGIMO, cho biết: “Theoước tính sơ bộ, tổng doanh thu thương mại của Nga với 10 nước thành viên ASEAN trongnăm 2013 đạt gần 20 tỷ USD, tăng trưởng gấp 4 lần so với năm 2005 khi Hộinghị thưởng đỉnh đầu tiên giữa Nga và ASEAN diễn ra”.
Theo ông Sumsky, thỏa thuận đạt được đã mở ra một giai đoạn mới trong mốiquan hệ giao thương giữa Nga và ASEAN nhờ các dự án lớn trị giá hàng tỷ USD sắpđược tiến hành. Ví dụ, dự án xây dựng tại Việt Nam nhà máy điện hạt nhân đầu tiênở Đông Nam Á với công suất lên đến 2000 megawatt do đơn vị Rosaton của Nga thựchiện. Hoặc, dự án xây dựng tuyến đường sắt dài 200 km trên đảo Kalimantan thuộcIndonesiamà công ty Đường sắt của Nga đang bắt tay vào thực hiện.
Kế hoạch Tổng thể Kết nối ASEAN (Master Plan on ASEAN Connectivity) đượcthông qua vào năm 2010 cho phép các công ty và chuyên gia tư vấn của Nga thamgia vào quá trình thực hiện các dự án quy mô lớn như thiết kế và xây dựng hệthống ống dẫn khí của ASEAN, giúp mở rộng quan hệ hợptác năng lượng của các nước thành viên ASEAN.
Đồng thời, Nga quyết định đưa một số cổ phần đặc biệt vào Indonesia nhằmtăng cường mối quan hệ với các nước Đông Nam Á. Các công ty lớn của Nga đãmang lại cho Jakartahàng chục dự án lớn với tổng chi phí vào khoảng 10 tỷ USD.
Trong thời gian gần đây, với ưu thế là sự năng động trong thị trường khu vựcvà bản chất bù trừ của các nền kinh tế, tầm quan trọngcủa châu Á và đặc biệt là khu vực Đông Nam Á đối với hoạt động kinh tế đốingoại của Nga càng được nhấn mạnh.
Nguồn Dân Việt/ Itar Tass