Các nhà giao dịch tiền tệ tại trụ sở Ngân hàng KEB Hana ở Seoul. Ảnh:Associated Press.
Nga tấn công tổng lực: Dầu tăng trên 100 USD/thùng, chứng khoán châu Á giảm thê thảm
Giá dầu lần đầu tiên tăng trên 100 USD/thùng kể từ năm 2014, hợp đồng khí đốt tự nhiên châu Âu tăng 31% và chứng khoán châu Á giảm mạnh vào ngày 24/02, khi Nga tiến hành tấn công Ukraine, kéo dài tình trạng hỗn loạn ở thị trường Hoa Kỳ và châu Âu.
Phố Wall đã sẵn sàng cho một đợt trượt dốc khi giao dịch bắt đầu, với hợp đồng tương lai giảm 2% trong S&P 500. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản chỉ giảm hơn 2,1% vào đầu giờ chiều. Tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng giảm 3,1%, trong khi chỉ số tổng hợp Kospi ở Hàn Quốc giảm 2,7%.
Giá dầu thô Brent, giá dầu tiêu chuẩn toàn cầu, tăng hơn 6% lên gần 103 USD/thùng.
Hợp đồng khí đốt kỳ hạn của Hà Lan, một tiêu chuẩn cho khí đốt tự nhiên của châu Âu, đã tăng 31% khi giao dịch bắt đầu, lên khoảng 116 euro một megawatt/h. Hơn ⅓ lượng khí đốt của Liên minh châu Âu là do Nga cung cấp và một phần trong số đó được vận chuyển thông qua các đường ống ở Ukraine.
Thị trường toàn cầu nhìn chung đã trở nên tồi tệ trong những ngày gần đây. Stoxx Europe 600 đã đi ngược với mức tăng ban đầu, giảm 0,3% vào ngày 23/02. S&P 500 ghi nhận ngày giảm thứ tư liên tiếp, mất 1,8% và trượt sâu hơn vào vùng điều chỉnh - giảm hơn 10% so với mức cao gần đây. S&P 500 hiện đã giảm 11,9% so với mức đỉnh vào ngày 03.01.
Tin tức từ Ukraine ngày càng trở nên căng thẳng vào ngày 24/02. Tổng thống Nga, Vladimir V. Putin, đã ra lệnh bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt và chính phủ Ukraine xác nhận rằng một số thành phố đang bị tấn công. Các cuộc tấn công dữ dội cũng đã đánh sập các tổ chức chính phủ ở Ukraine.
Xe bọc thép của Nga hôm thứ Tư ngày 23/2 tại nhà ga ở Rostov, gần Ukraine. Ảnh: Stringer. |
Sàn giao dịch chứng khoán của Moscow ngừng giao dịch và đồng Rúp giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Một cuộc xâm lược quy mô toàn diện có thể ảnh hưởng rộng rãi đến hàng hóa, bao gồm dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, lúa mì và kim loại. Châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào Nga về năng lượng, các khu vực ở Trung Đông và Châu Phi nhập phần lớn lúa mì từ Nga và Ukraine. Ngay cả khi chuỗi cung ứng vẫn còn nguyên vẹn và xuất khẩu của Nga không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt, vẫn có những lo ngại rằng ông Putin sẽ cắt nguồn cung.
Rất ít hàng hóa của Nga được xuất khẩu trực tiếp sang Hoa Kỳ, nhưng sự gián đoạn có thể làm tăng giá, kéo dài lạm phát vốn đã dài hơn dự đoán của các quan chức. Cục Dự trữ Liên bang cho biết họ đang chuẩn bị tăng lãi suất, nhằm mục đích làm chậm lạm phát bằng cách giảm chi tiêu, tạo điều kiện cho nguồn cung bắt kịp. Nhưng tỷ lệ lãi suất cao hơn cũng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng, và làm như vậy trong khi thị trường đang suy giảm sẽ mang đến rủi ro kéo dài thời kỳ suy thoái.
Chứng khoán Mỹ đã rung chuyển với sự điều chỉnh trong nhiều tuần, khi các nhà đầu tư băn khoăn về tốc độ tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang. Chỉ số S&P 500, điểm chuẩn của Hoa Kỳ, đã giảm nhiều lần, vượt ngưỡng 10% trong giao dịch trong ngày nhưng đã tăng vào cuối giao dịch. Cổ phiếu công nghệ nói riêng đã giảm xa mức “huy hoàng”, và Nasdaq composite, chuyên về cổ phiếu công nghệ, thấp hơn 18,8% so với mức kỷ lục tháng 11. Cú giảm sắp tới cho thấy một sự thay đổi thậm chí còn tồi tệ hơn trong tâm lý Phố Wall: mức giảm 20% hoặc một thị trường gấu (hiện tượng các loại chứng khoán giảm giá liên tục và trong thời gian dài).
Có thể bạn quan tâm:
Putin công bố Chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền Đông Ukraine
Nguồn The New York Times