thu hoạch lúa mì ở làng Zghurivka, Ukraine, vào ngày 9/8/2022. Ảnh: AP.
Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc, mối đe dọa lớn rình rập
Sự sụp đổ của thỏa thuận có nguy cơ đẩy giá lương thực lên cao đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới và đẩy hàng triệu người vào cảnh đói kém.
Nhà Trắng cho biết thỏa thuận này đóng vai trò quan trọng trong giảm giá lương thực trên toàn cầu, vốn đã tăng vọt sau khi Nga tấn công Ukraine vào tháng 2 năm ngoái.
“Quyết định đình chỉ tham gia Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen của Nga sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực và gây hại cho hàng triệu người trên khắp thế giới.”, ông Adam Hodge, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, cho biết.
Giá hợp đồng tương lai lúa mì trên Sàn giao dịch thương mại Chicago tăng 2,7% lên 6,80 USD/giạ và hợp đồng tương lai ngô tăng 0,94% lên 5,11 USD/giạ (1 giạ lúa sẽ ước tính bằng từ 20 đến 22 kg) do các thương nhân lo ngại sắp xảy ra khủng hoảng nguồn cung lương thực thiết yếu.
Tuy nhiên sau đó, giá lúa mì vẫn giảm 54% so với mức cao nhất mọi thời đại đạt được vào tháng 3/2022, sau chiến tranh Nga- Ukraine, trong khi giá ngô thấp hơn 37% so với tháng 4/2022, khi đạt mức cao nhất trong 10 năm.
Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen được các bên ký kết nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng do cuộc xung đột giữa hai nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới là Nga và Ukraine. Thỏa thuận đã 3 lần được gia hạn vào tháng 11/2022 (thêm 120 ngày) và tháng 3 năm nay (thêm 60 ngày, tới 18/5/2023) và theo lần gia hạn mới nhất ngày 18/5, thỏa thuận đã chấm dứt hiệu lực vào ngày 17/7. Trong các lần gia hạn này, Moscow đã kêu gọi các bên cần lưu tâm tới các lợi ích của Nga vốn chưa được thực hiện theo như tinh thần mà bản thỏa thuận đã đề cập tới.
Cuối tuần qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông sẽ không gia hạn hiệp ước, nói rằng mục đích chính của nó, cung cấp ngũ cốc cho các nước có nhu cầu đã “không thành hiện thực”. Sự sụp đổ của thỏa thuận khả năng có tác động vượt xa khu vực.
Trước chiến tranh, Ukraine là nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ năm trên toàn cầu, chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.
Ukraine là một trong ba nhà xuất khẩu lúa mạch, ngô và dầu hạt cải hàng đầu thế giới, theo công ty dữ liệu nông nghiệp Gro Intelligence. Ukraine cũng là nước xuất khẩu dầu hướng dương lớn nhất, chiếm 46% lượng xuất khẩu của thế giới.
Năm ngoái, những cú sốc kinh tế bao gồm tác động của chiến tranh Ukraine và đại dịch là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “mất an ninh lương thực cấp tính” ở 27 quốc gia, ảnh hưởng đến gần 84 triệu người, theo báo cáo của Mạng lưới thông tin an ninh lương thực.
Trong những tháng gần đây, lạm phát giá lương thực đã vượt qua năng lượng để trở thành động lực chính gây ra lạm phát chung dai dẳng ở Vương quốc Anh và 20 quốc gia sử dụng đồng euro, mặc dù nó đã bắt đầu giảm bớt. Trong tháng 5, giá lương thực tăng 18,4% ở Anh và 12,5% ở khu vực đồng euro so với tháng 5/2022.
Có thể bạn quan tâm:
Trung Quốc không còn là nước xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ
Nguồn CNN