Thứ Tư | 23/04/2014 16:55

Nga hướng đến nền kinh tế tự túc nhằm đối phó trừng phạt

Trước nguy cơ phải hứng chịu thêm các biện pháp trừng phạt, kinh tế Nga phải giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu, tăng cường nội lực.
Đây là phát biểu của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev trong buổi trình bày báo cáo hàng năm của chính phủ. Ông Medvedev cho rằng, khủng hoảng Ukraine không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để Nga thiết lập một nền kinh tế dựa trên sản xuất nội địa.

Theo ông Medvedev, Nga vẫn duy trì mối giao thương với phần còn lại của châu Âu. Tuy nhiên, nếu các nước phương Tây tăng cường trừng phạt thì Nga bắt buộc sẽ phải tự lực cánh sinh.

Từ sau khi sáp nhập Crimea và hứng chịu các đòn trừng phạt liên tiếp từ Mỹ và Liên minh châu Âu, chính phủ của ông Vladimir Putin đã tích cực tìm cách để giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn, sản phẩm, thị trường và công nghệ của nước ngoài.

Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo rằng, trong ngắn hạn, vai trò của các ngân hàng và nhà đầu tư nước ngoài đang giảm dần nhưng chính phủ Nga sẽ vẫn phải đấu tranh chống đỡ cho nền kinh tế vốn đang trì trệ bằng cách giảm sự hội nhập quốc tế. Chris Weafer, đối tác của MacroAdvisory, nhận định, những nỗ lực của Nga trong việc thúc đẩy nền kinh tế nội địa là rất hợp lý nhưng nó sẽ trở thành thảm họa nếu dẫn đến sự cô lập.

Vốn dĩ, triển vọng của kinh tế Nga trong năm 2014 đã rất u ám với tốc độ tăng trưởng trong năm 2013 chỉ đạt 1,3% và GDP trong quý I/2014 suy giảm so với quý trước đó. Bộ tài chính Nga cho biết, nền kinh tế có thể sẽ rơi vào suy thoái trong quý 2. Nguyên nhân chính là sự không chắc chắn của giới đầu tư vào những diễn biến của khủng hoảng Ukraine cũng như lo sợ của các ngân hàng về việc phương Tây tăng cường trừng phạt Nga.

h

Ngân hàng Nga Vnesheconombank (VEB) chuẩn bị trả món nợ 2,45 tỷ USD sẽ đáo hạn vào tuần tới vì một số cơ sở cho vay của nước ngoài không muốn tái cấp vốn cho ngân hàng quốc doanh này. Trong dài hạn, VEB đang tìm kiếm nguồn vốn mới từ Trung Quốc nhưng hiện tại, ngân hàng mới chỉ đang đàm phán với ngân hàng trung ương Nga về công cụ tái cấp vốn.

Một số thương vụ tài chính cũng bị trì hoãn. Ví dụ rõ ràng nhất của sự chuyển hướng ra khỏi thị trường vốn quốc tế là trường hợp của Sibur. Sibur là một tập đoàn hóa dầu do Gennady Timchenko - doanh nhân bị liệt vào danh sách trừng phạt của phương Tây - bán sở hữu. Theo Fitch, các cuộc đàm phán về tái cấp vốn với ngân hàng quốc tế của Sibur đã bị trì hoãn, và đầu tháng 4, ngân hàng này đã thông qua một khoản vay trị giá 27 tỷ rubble với Ngân hàng Sberbank. Một nhân viên cấp cao của ngân hàng nhà nước Nga cho biết, thị phần của lĩnh vực ngân hàng nội địa đã tăng lên đáng kể từ khi cuộc khủng hoảng tại Ukraine nổ ra

Tuy nhiên giới phân tích cũng cảnh báo rằng, một nền kinh tế tự chủ sẽ không thể tồn tại lâu dài nếu các ngân hàng nước ngoài rút toàn bộ vốn ra khỏi nền kinh tế ấy. Tính đến đầu năm 2014, Nga sở hữu 624 tỷ USD nợ nước ngoài, trong đó, các doanh nghiệp và ngân hàng nợ hơn 550 tỷ USD, cao hơn 20% so với năm 2013. Ông Weafer cho rằng, với số nợ cao như vậy, khối doanh nghiệp và ngân hàng không thể tiến hành tái cấp vốn nội bộ trong nước.

p

Tăng cường tính tự chủ trong các lĩnh vực khác thậm chí còn khó khăn hơn. Chính phủ Nga đang tìm cách thiết lập hệ thống thanh toán quốc gia sau khi Visa và MasterCard ngừng xử lý giao dịch thanh toán đối với khách hàng của các ngân hàng Nga nằm trong danh sách bị trừng phạt.

l

Nga mong muốn thiết lập cơ quan xếp hạng riêng vì cho rằng, các cơ quan xếp hạng của nước ngoài vốn có thành kiến với khối doanh nghiệp của Nga và thậm chí chịu tác động từ phía chính phủ.

Tuy nhiên, nhiệm vụ khó khăn nhất và quan trọng nhất của Nga là giảm sự phụ thuộc vào hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài. Đầu năm 2009, ông Putin coi việc Nga nhập khẩu hơn 40% số lương thực và hơn 1/2 số thuốc men từ nước ngoài là một sự ô nhục. Mặc dù sau đó, hoạt động nhập khẩu đã có chút thay đổi nhưng công bằng mà nói, Nga vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung hàng hóa của nước ngoài trong hầu hết các lĩnh vực.

Điều này chẳng có gì đáng ngạc nhiên vì đầu tư vào hoạt động sản xuất và cơ sở hạ tầng mới từ lâu đã là điểm yếu của Nga. Về khía cạnh này, Nga vẫn chưa thực sự tạo được bước ngoặt. Đầu tư tài sản cố định trong quý I/2014 đã giảm hơn 4% sau khi bị chững lại trong năm 2013.

Ông Weafer cho rằng, để thay đổi xu hướng này, chính phủ cần phải thuyết phục các nhà đầu tư tiềm năng rằng, Nga vẫn là nơi đầu tư an toàn, và công việc kinh doanh ở đây có khả năng phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.

Nguồn Gafin/FT/DVO


Sự kiện