Trung tâm dữ liệu cho BitRiver, cung cấp dịch vụ khai thác tiền điện tử ở Bratsk, Nga. Ảnh: Reuters.
Nga có thể sử dụng tiền điện tử để làm giảm "đòn" trừng phạt của Hoa Kỳ
Khi Hoa Kỳ cấm người Mỹ làm ăn với các ngân hàng, nhà phát triển dầu khí và các công ty khác của Nga vào năm 2014, sau cuộc xâm lược Crimea của nước này, Nga đã chịu tác động vô cùng to lớn. Các nhà kinh tế ước tính rằng lệnh trừng phạt do các quốc gia phương Tây áp đặt khiến Nga thiệt hại 50 tỉ USD mỗi năm.
Kể từ đó, thị trường toàn cầu về tiền điện tử và các tài sản kỹ thuật số khác đã phát triển mạnh mẽ. Đó là tin xấu đối với những người thực thi các lệnh trừng phạt và tin tốt đối với Nga.
Ngày 22/02, chính quyền Tổng thống Biden đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga về cuộc xung đột ở Ukraine, nhằm cản trở khả năng tiếp cận vốn nước ngoài của nước này. Tuy nhiên, các chủ thể của Nga (Nga là một nhà nước liên bang bao gồm 85 chủ thể) đang chuẩn bị để giảm bớt một số tác động tồi tệ nhất, bằng cách thực hiện giao dịch với bất kỳ ai trên khắp thế giới sẵn sàng làm việc với họ. Và, theo các chuyên gia, những chủ thể liên bang sau đó có thể sử dụng tiền kỹ thuật số để vượt qua các điểm kiểm soát mà các chính phủ dựa vào (chủ yếu là chuyển tiền của các ngân hàng), để chặn việc thực hiện giao dịch.
Tổng thống Biden cho biết chính quyền của ông sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga "vượt xa" những gì mà nước này phải đối mặt vào năm 2014 sau cuộc xâm lược Crimea. Ảnh: Al Drago|NYT. |
Các biện pháp trừng phạt là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất mà Hoa Kỳ và các nước châu Âu có để tác động đến hành vi của các quốc gia mà họ không coi là đồng minh. Đặc biệt, Hoa Kỳ có thể sử dụng các biện pháp trừng phạt như một công cụ ngoại giao vì USD là đồng tiền dự trữ của thế giới và được sử dụng trong thanh toán trên toàn thế giới. Nhưng các quan chức chính phủ Hoa Kỳ ngày càng nhận thức được tiềm năng của tiền điện tử trong việc giảm bớt tác động của các lệnh trừng phạt và đang tăng cường giám sát các tài sản kỹ thuật số của họ.
Để áp dụng các biện pháp trừng phạt, chính phủ lập danh sách những người và doanh nghiệp mà công dân của họ phải tránh. Bất kỳ ai bị bắt gặp làm việc với một thành viên trong danh sách đều phải đối mặt với tiền phạt nặng. Nhưng chìa khóa thực sự cho bất kỳ chương trình trừng phạt hiệu quả nào là hệ thống tài chính toàn cầu. Các ngân hàng trên khắp thế giới đóng một vai trò quan trọng trong việc thực thi: Họ xem tiền đến từ đâu và bị ràng buộc ở đâu, luật chống rửa tiền yêu cầu họ chặn các giao dịch với các cá nhân bị trừng phạt và báo cáo những gì họ thấy cho cơ quan chức năng. Nhưng nếu các ngân hàng là tai mắt của các chính phủ trong lĩnh vực này, thì sự bùng nổ của các loại tiền kỹ thuật số đang che mắt họ.
Các ngân hàng phải tuân thủ quy tắc “nắm rõ khách hàng”, bao gồm xác minh danh tính khách hàng của họ. Nhưng các sàn giao dịch và các nền tảng tạo thuận lợi cho việc mua và bán tiền điện tử và tài sản kỹ thuật số hiếm khi theo dõi khách hàng như các ngân hàng, mặc dù chúng được cho là tuân theo các quy tắc tương tự. Vào tháng 10, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng tiền điện tử gây ra mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng đối với chương trình trừng phạt của Hoa Kỳ và các nhà chức trách Hoa Kỳ cần phải tự “phổ cập kiến thức” về công nghệ này.
Các chuyên gia cho biết nếu muốn né tránh các lệnh trừng phạt, Nga có nhiều công cụ liên quan đến tiền điện tử. Tất cả những gì quốc gia này cần là tìm cách giao dịch mà không cần “đụng” đến đồng USD.
Chính phủ Nga đang phát triển tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành, được gọi là đồng Rúp kỹ thuật số và họ hy vọng sẽ sử dụng để giao dịch trực tiếp với các quốc gia khác sẵn sàng chấp nhận nó mà không cần chuyển tiền sang USD như trước. Các kỹ thuật hack như ransomware (mã độc tống tiền) có thể giúp Nga đánh cắp tiền kỹ thuật số và bù đắp doanh thu bị thất thoát do các lệnh trừng phạt.
Đã có tiền lệ cho các loại giải pháp này. Iran và Triều Tiên nằm trong số các quốc gia đã sử dụng tiền kỹ thuật số để giảm thiểu tác động của các lệnh trừng phạt từ phương Tây, một xu hướng mà các quan chức Mỹ và Liên Hợp Quốc gần đây đã quan sát thấy. Chẳng hạn, Triều Tiên đã sử dụng ransomware để đánh cắp tiền điện tử để tài trợ cho chương trình hạt nhân của mình, theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc.
Các văn phòng của Ngân hàng Trung ương Nga tại Moscow. Vào năm 2020, đại diện của ngân hàng cho biết đồng Rúp kỹ thuật số mới sẽ giúp đất nước giảm nhẹ các lệnh trừng phạt. Ảnh: Getty Image. |
Nga có thể tìm thấy đối tác tại các quốc gia cũng bị trừng phạt bởi Mỹ, bao gồm cả Iran, nước này cũng đang phát triển các loại tiền kỹ thuật số do chính phủ hậu thuẫn. Theo Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Nga về cả xuất nhập khẩu, đã tung ra đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương. Nhà lãnh đạo của đất nước, ông Tập Cận Bình, gần đây đã mô tả mối quan hệ của Trung Quốc với Nga là “không có giới hạn".
Trung tâm Kinh doanh Quốc tế Moscow. Các công cụ mới được phát triển đã giúp các chủ thể liên bang Nga có thể giao dịch với các doanh nghiệp khác mà không bị phát hiện. Ảnh: Sergey Ponomarev. |
Nga là trung tâm của ngành công nghiệp ransomware đang phát triển. Năm ngoái, khoảng 74% doanh thu ransomware toàn cầu, hơn 400 triệu USD tiền mã hóa, thuộc về các chủ thể liên bang Nga theo một cách nào đó, theo một báo cáo ngày 14 tháng 2 của công ty theo dõi blockchain Chainalysis.
Theo Chainalysis, các quỹ bất hợp pháp được cung cấp bởi tiền điện tử cũng đã đổ vào Nga thông qua một thị trường web đen có tên là Hydra. Các quy tắc nghiêm ngặt của nền tảng - người bán chỉ được phép thanh lý tiền điện tử thông qua các sàn giao dịch khu vực nhất định - đã gây khó khăn cho các nhà nghiên cứu trong việc theo dõi số tiền này.
Nguồn The New York Times