Ảnh: The Guardian.
Nga chuẩn bị hồ sơ pháp lý để "rã đông" 600 tỉ USD dự trữ ngoại hối
Nga hiện đang chuẩn bị các hồ sơ pháp lý để phản đối việc đóng băng quỹ ngoại hối trị giá 600 tỉ USD (462 tỉ bảng Anh) do các chính phủ phương Tây đưa ra sau cuộc tấn công Ukraine.
Bà Elvira Nabiullina, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, cho biết đang thực hiện các kế hoạch để khởi kiện sau khi các chính phủ bao gồm Mỹ, Anh và EU đóng băng dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Nga được nắm giữ trong phạm vi quyền hạn của họ.
“Việc đóng băng lượng dự trữ vàng và ngoại hối lớn như này là chưa từng có, vì vậy chúng tôi đang tiến hành các yêu cầu pháp lý và sẵn sàng đề cập đến chuyện đó” Thông tấn xã Nga cho biết.
Được coi là biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn nhất được áp đặt đối với Nga sau cuộc tấn công Ukraine vào cuối tháng 2, việc đóng băng tài sản được thiết lập để ngăn Nga giảm nhẹ đòn giáng vào hệ thống tài chính và nền kinh tế rộng lớn hơn.
Nga đã tích lũy được hơn 600 tỉ USD dự trữ ngoại hối, vàng và các loại tiền tệ khác, với khoảng một nửa được cho là bị đóng băng do các hạn chế áp đặt đối với Ngân hàng Trung ương của nước này.
Khối tài sản được xây dựng trong nhiều năm theo chiến lược mang tên "pháo đài nước Nga" sau khi sáp nhập Crimea vào năm 2014, các lệnh trừng phạt khiến Ngân hàng Trung ương khó can thiệp vào thị trường tiền tệ và bảo vệ giá trị của đồng rúp.
Bà Nabiullina không cho biết thông tin chi tiết về việc ở đâu và khi nào sẽ đưa ra phản đối mang tính pháp lý. Trước bà đã có Bộ trưởng Tài chính Nga, ông Anton Siluanov, đưa ra cảnh báo tương tự hồi đầu tháng, rằng Điện Kremlin sẽ kiện nếu phương Tây cố gắng buộc họ trễ nợ công.
Từng có một trường hợp tương tự liên quan đến dự trữ của Ngân hàng Trung ương, khi tòa án tối cao của Vương quốc Anh đã ra phán quyết vào tháng 12 chống lại đơn kháng cáo của Venezuela về việc cho phép tiếp cận gần 2 tỉ USD vàng mà nước này nắm giữ tại Ngân hàng Anh.
Bà Elvira Nabiullina, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, cho biết đang thực hiện các kế hoạch để khởi kiện. |
Đồng rúp giảm giá hơn 40% sau khi các chính phủ phương Tây lần đầu tiên áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế sâu rộng, mặc dù nó đã phục hồi về mức trước chiến tranh trong những tuần gần đây. Không có quyền cận vào một nửa dự trữ ngoại hối của mình, Ngân hàng Trung ương đã áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ và tăng lãi suất trong nỗ lực củng cố đồng tiền của nước này.
Bà Nabiullina dường như ám chỉ rằng các lệnh trừng phạt đang có tác động, nói rằng sẽ không cần các biện pháp hà khắc như vậy nếu Nga có quyền tiếp cập vào Hòm chiến tranh (war chest) trị giá 600 tỉ USD của mình.
*War Chest là số tiền mặt dự trữ của một doanh nghiệp/quốc gia để đối phó với các thay đổi trong môi trường kinh doanh hoặc để tận dụng trong các trường hợp bất ngờ.
“Chúng tôi đã đưa ra các quy định về tiền tệ. Tôi được biết, nhiều doanh nghiệp cũng kêu ca nhiều về hoạt động kinh tế đối ngoại, khi thanh toán trở nên khó khăn. Nhưng đó là một biện pháp bất khả kháng. Nếu chúng tôi sở hữu số vàng và dự trữ ngoại hối mà không bị đóng băng, thì sẽ không cần đến các biện pháp hà khắc như vậy đối với việc luân chuyển vốn,” bà nói.
Thống đốc ngân hàng trung ương đã được chính phủ Canada bổ sung vào danh sách các cá nhân bị trừng phạt cùng với 13 người Nga khác, bao gồm cả hai cô con gái lớn của Putin. Đánh dấu lần đầu tiên bà bị một chính phủ phương Tây chỉ đích danh, chính phủ Canada cho biết họ làm như vậy để buộc Tổng thống Nga và các cộng sự của ông ấy phải chịu trách nhiệm về sự đồng lõa của họ trong cuộc tấn công Ukraine của chính quyền Nga.
Có thể bạn quan tâm:
Cổ phiếu Netflix giảm 25% vì mất người xem lần đầu tiên sau hơn 10 năm
Nguồn The Guardian