Nếu Nga chấp nhận lấy vàng đổi dầu, giá vàng sẽ cán mốc 3.600 USD/ounce
Theo ông Zoltan Pozsar chuyên viên của Ngân hàng Credit Suisse, trong một năm mà bất kỳ kịch bản vĩ mô nào cũng có thể xảy ra, thì việc vàng tăng giá gấp đôi lên 3.600 USD/ounce (0.8 lượng vàng) là không có gì bất khả thi, trong bối cảnh Nga phản ứng với mức giá trần của G7 bằng cách chấp nhận lấy vàng để đổi lấy dầu thô.
Ông Pozsar nói rằng sẽ không có chuyện khủng hoảng thanh khoản trên thị trường tiền tệ vào cuối năm, trừ khi Nga quyết định chấp nhận vàng để đổi lấy dầu do các lệnh trừng phạt.
Ông Pozsar cũng cho biết thêm, mặc dù kịch bản này nghe có vẻ vô lý, nhưng lại không hề xa rời thực tiễn trước những bất ổn về địa chính trị và kinh tế vĩ mô trong năm nay. "Điên rồ? Đúng. Không thể xảy ra? Không.” ông nói.
Trong kịch bản của ông, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ phản ứng với mức giá trần 60 USD/thùng dầu được đưa ra gần đây bằng cách yêu cầu đổi một gam vàng để lấy hai thùng dầu thô.
Theo giá thị trường hiện tại, mức trần 60 USD/thùng đối với dầu mỏ của Nga tương đương với giá của một gam vàng, ông Pozsar cho biết. Khi mà Mỹ chốt giá hàng xuất khẩu của Nga ở giá này thì đổi lại, Nga có thể chốt nó ở mức một gam vàng. Và điều này sẽ xảy ra vào thời điểm Mỹ ra sức bổ sung kho dự trữ chiến lược bằng xăng dầu giá rẻ.
Trong kịch bản này, "đồng USD thực sự được 'định giá lại' so với dầu của Nga," ông Pozsar chỉ ra. "Nhưng nếu phương Tây đang tìm kiếm một món hời, Nga có thể đưa ra một thứ mà phương Tây không thể từ chối: "một gam vàng cho nhiều dầu hơn". Nếu Nga mức giá trần 60 USD bằng cách cung cấp cố định 2 thùng dầu cho mỗi gram vàng, thì giá vàng sẽ tăng gấp đôi" ông Pozsar mô tả.
Đây là kịch bản vàng có thể đạt tới mức 3.600 USD/ounce so với mức hiện tại là 1.794 USD/ounce.
Nga sẽ không sản xuất thêm dầu, nhưng sẽ luôn đảm bảo rằng có đủ nhu cầu để sản xuất không bị đóng cửa. Và nước này cũng sẽ đảm bảo rằng có nhiều dầu được chuyển đến châu Âu hơn là đến Mỹ thông qua Ấn Độ. Và quan trọng nhất, vàng tăng giá từ 1.800 USD lên gần 3.600 USD sẽ làm tăng giá trị dự trữ vàng của Nga và sản lượng vàng nội địa của nước này cũng như một loạt các quốc gia khác ở châu Phi.
Nhưng việc vàng tăng gấp đôi sẽ là một vấn đề lớn đối với các ngân hàng tham gia vào thị trường tương lai vì hầu hết đều cho rằng các chính phủ sẽ không quay trở lại với phương thức thanh toán hàng hóa bằng hàng hóa.
Vào ngày 5/12, giá trần đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga đã bắt đầu có hiệu lực và đang được thực thi bởi G7, Liên minh châu Âu và Úc. Nga, nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai thế giới, đáp lại rằng họ sẽ không chấp nhận giá trần, ngay cả khi phải cắt giảm sản lượng.
Có thể bạn quan tâm:
“Soán ngôi” Trung Quốc về tăng trưởng, nhưng Ấn Độ vẫn chưa tỏa sáng
Nguồn Kitco