BI

 
Thứ Năm | 10/08/2017 13:08

Nếu có chiến tranh Mỹ - Triều Tiên, kinh tế thế giới sẽ bị tác động ra sao?

Chính phủ Mỹ đã tiêu tốn 4,2% GDP cho cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1952, và 5% GDP cho chiến tranh Vùng Vịnh những năm 1990.

Tình hình căng thẳng giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên đã tiếp tục leo thang vào tối thứ Ba, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hứa hẹn "biển lửa, giận dữ, và sức mạnh mà thế giới này chưa bao giờ thấy trước đây" để đối phó với những mối đe doạ gần đây từ Triều Tiên và nhà lãnh đạo Kim Jong Un của nước này.

Nhiều giờ sau, Bắc Triều Tiên trả lời bằng cách thông báo đã nghiêm túc xem xét một cuộc tấn công tên lửa trên đảo Guam nằm giữa Thái Bình Dương, nơi có căn cứ quân sự lớn của Mỹ.

Một cuộc chiến thật sự giữa hai quốc gia này là rất khó xảy ra, nhưng đó là điều mà các nhà phân tích và nghiên cứu đã bắt đầu nói đến một cách nghiêm túc.

Rõ ràng, tác động lớn nhất và quan trọng nhất của bất kỳ cuộc xung đột nào giữa Mỹ và Triều Tiên – dù là bằng hạt nhân hoặc là các biện pháp thông thường - sẽ là một thảm hoạ khủng khiếp về mặt nhân mạng.

Trong một lưu ý gửi tới khách hàng, các nhà nghiên cứu của Capital Economics đã đánh giá tác động tiềm ẩn về kinh tế mà những xung đột vũ trang có thể gây ra tới tình hình kinh tế thế giới.

Vào thứ Tư, Gareth Leather và Krystal Tan của Capital Economics bình luận rằng những quốc gia có liên quan đến các cuộc xung đột lớn kể từ Thế chiến thứ 2 đều đã phải chịu ​​sự sụt giảm nghiêm trọng về GDP. Theo Leather và Tan, cuộc chiến ở Syria đã khiến GDP của quốc gia này giảm 60%.

Tuy nhiên, cuộc xung đột quân sự tàn phá nhất kể từ sau Thế chiến thứ 2 lại là Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), khiến 1,2 triệu người Hàn Quốc thiệt mạng, và khiến GDP của nước này giảm hơn 80%.

Neu co chien tranh My - Trieu Tien, kinh te the gioi se bi tac dong ra sao?
Tỷ lệ phần trăm suy giảm GDP của các quốc gia rơi vào chiến tranh. Ảnh: BI/Capital Economics

Bán đảo Triều Tiên sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề vì bất kỳ cú sốc kinh tế nào từ xung đột Mỹ-Triều. Theo các nhà phân tích của Capital Economics, nền kinh tế Hàn Quốc sẽ bị ảnh hưởng tồi tệ nhất. Tác động đó chắc chắn sẽ lan rộng sang nền kinh tế thế giới vì Hàn Quốc chiếm 2% GDP toàn cầu, và có thể gây ra sự gián đoạn đáng kể.

Các chuỗi cung ứng trên toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng. Các nhà kinh tế của Capital Economics đã lấy ví dụ về những trận lũ lớn mà Thái Lan phải gánh chịu trong năm 2011 để so sánh. Theo đó, "tác động đến nền kinh tế Thái Lan là rất đáng kể. GDP trong quý IV/2011 của Thái Lan giảm 4%, trong đó GDP ngành sản xuất giảm 16%".

Hơn nữa, họ nói rằng "ảnh hưởng của một cuộc chiến tại Triều Tiên sẽ lớn hơn nhiều", và cho biết thêm: "Hàn Quốc xuất khẩu số lượng sản phẩm trung gian nhiều gấp 3 lần Thái Lan. Đặc biệt, Hàn Quốc là nhà sản xuất màn hình tinh thể lỏng lớn nhất thế giới (40% sản lượng toàn cầu) và là nhà sản xuất vật liệu bán dẫn lớn thứ hai  thế giới (chiếm 17% thị phần)”.  Nước này cũng là một nhà sản xuất xe hơi hàng đầu và có 3 công ty đóng tàu lớn nhất thế giới. Các nhà phân tích cho rằng: "Nếu ngành sản xuất của Hàn Quốc bị tổn hại nặng nề do chiến tranh thì tình trạng thiếu hụt sẽ xảy ra trên toàn thế giới. Sự gián đoạn sẽ kéo dài trong một thời gian vì sẽ  phải mất khoảng 2 năm để xây dựng một nhà máy bán dẫn".

Neu co chien tranh My - Trieu Tien, kinh te the gioi se bi tac dong ra sao?
Thị phần xuất khẩu hàng trung gian của Hàn Quốc so với thế giới. Ảnh: BI/Capital Economics

Xung đột tại bán đảo Triều Tiên cũng có thể có tác động lớn đến nền kinh tế Mỹ, vì chi phí khổng lồ cho việc tiến hành một cuộc chiến tranh ở nước ngoài.

Leather và Tan cho rằng: "Vào thời điểm đỉnh cao của cuộc chiến tranh Triều Tiên là năm 1952, chính phủ Mỹ đã tiêu tốn 4,2% GDP cho cuộc chiến tranh này. Tổng chi phí của Chiến tranh vùng Vịnh thứ 2 (2003) và hậu quả sau đó của nó đã được ước tính là vào khoảng 1.000 tỷ USD (5% GDP của nước Mỹ). Một cuộc chiến tranh kéo dài ở bán đảo Triều Tiên sẽ khiến nợ liên bang Mỹ tăng mạnh, vốn hiện đã ở mức rất cao là bằng 75% GDP".

Bá Ước

Nguồn BI