Ảnh: Internet
Nền kinh tế toàn cầu đang hứng chịu khoảng thời gian tệ nhất kể từ Đại Suy thoái?
Trong năm 2020, tăng trưởng kinh tế toàn cầu có khả năng đạt mức tệ nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái khi tác động từ những “cơn gió ngược” từ virus cororna và các yếu tố khác ngày càng mạnh, theo Bank of America (BofA).
Tăng trưởng GDP toàn cầu trên toàn thế giới được dự báo sẽ giảm xuống 2,8% trong năm 2020. Theo BofA Global Research, đây sẽ là năm đầu tiên tăng trưởng đạt dưới mức 3% kể từ cuộc suy thoái và khủng hoảng tài chính năm 2008-2009.
Tác động lớn nhất sẽ là sự bùng phát của virus corona – loại virus đã kìm hãm các hoạt động kinh tế tại Trung Quốc sau khi lây lan mạnh. Các nhà kinh tế BofA cho biết chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, bất ổn chính trị và sự suy yếu ở Nhật Bản cũng như một số khu vực của Nam Mỹ cũng là những yếu tố tác động tiêu cực đến kinh tế.
“Tình trạng gián đoạn kéo dài ở Trung Quốc có thể gây tổn thương cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Dòng chảy du lịch yếu ớt sẽ tạo thêm một cơn gió ngược ở châu Á”, Aditya Bhave, nhà kinh tế của BofA, cho biết trong một báo cáo. “Và sự bùng phát virus corona có thể xảy ra ở nhiều quốc gia, dẫn tới việc phải cách ly và đè nặng lên niềm tin của người dân”.
Trong đó, BofA cũng nhận thấy tăng trưởng Trung Quốc đạt 5,2% trong năm 2020, giảm từ mức 5,9% trong năm 2019. Nếu không bao gồm Trung Quốc, GDP toàn cầu được dự báo tăng trưởng 2,2%, cũng là mức thấp nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái.
Các nhà kinh tế tại BofA vẫn chưa cho là virus corona rồi sẽ trở thành đại dịch toàn cầu. Vì thế, các chuyên gia dự báo sẽ không xảy ra suy thoái. Thay vào đó, họ nhận thấy đây là một phần của xu hướng giảm tốc lớn hơn đến từ nhiều yếu tố khác nhau – có thể là bất ổn từ bầu cử Mỹ trong năm 2020 và khả năng tác động từ cuộc thương chiến Mỹ-Trung.
“Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới càng làm gia tăng thêm mức độ phức tạp khi chính sách thương mại Mỹ có lẽ sẽ thay đổi đáng kể dưới thời Tổng thống Dân chủ”, ông Bhave viết. “Đầu tư kinh doanh có khả năng vẫn ảm đạm cho đến khi doanh nghiệp rõ ràng hơn về quy định của cuộc chơi hiện tại”.
Ông Bhave cho biết những “cú sốc bất ổn” đó thường gây tác động lớn, kéo dài và có độ trễ.
Chính sách tiền tệ thắt chặt hơn từ các ngân hàng trung ương và dư âm từ mức tăng trưởng thấp của năm 2019 cũng sẽ đè nặng lên tăng trưởng.
* Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn còn lạc quan?
* Dịch virus corona lây lan và tăng nhanh tại châu Âu, Phó Tổng thống Iran nhiễm bệnh
Nguồn CNBC