Ảnh: TL.
Nền kinh tế thế giới dự kiến đạt 100.000 tỉ USD vào năm 2022
Theo báo cáo báo cáo thường niên của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR) công bố ngày 26/12, sản lượng kinh tế thế giới sẽ lần đầu tiên đạt mốc 100.000 tỉ USD vào năm 2022, bất chấp các tác động đeo đẳng của đại dịch COVID-19. Năm 2020, CEBR dự báo kinh tế thế giới sẽ đạt mốc này vào năm 2024.
Theo các nhà phân tích, bất chấp sự xuất hiện của biến thể Omicron vào cuối tháng 11 vừa qua, các quốc gia trên thế giới sẽ áp đặt các biện pháp hạn chế ít siết chặt hơn nhờ khả năng miễn dịch được cải thiện nhiều, trong khi khả năng thích ứng hơn với đại dịch của nền kinh tế đồng nghĩa là các biện pháp hạn chế được áp đặt trở lại sẽ gây ít thiệt hại hơn so với trước đây.
Kinh tế thế giới dự báo vượt ngưỡng 100.000 tỉ USD vào năm 2022. Ảnh: Energy Transition. |
Theo Reuters, CEBR cho rằng lạm phát sẽ là vấn đề hàng đầu mà các nước cần phải giải quyết trong những năm tới. Trung Quốc được dự đoán sẽ trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới vào năm 2030, muộn hơn 2 năm so với dự đoán trong báo cáo của World Economic League Table đưa ra vào năm 2020.
Theo CEBR, Ấn Độ dường như sẽ vượt qua Pháp vào năm tới và sau đó là Anh vào năm 2023, để giành lại vị trí nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới.
Phó chủ tịch CEBR, ông Douglas McWilliams, cho biết: “Vấn đề quan trọng đối với những năm 2020 là cách các nền kinh tế trên thế giới đối phó với lạm phát, hiện lên tới 6,8% ở Mỹ”.
"Chúng tôi hy vọng rằng một sự điều chỉnh tương đối trong chính sách vĩ mô sẽ đưa các yếu tố phi nhất thời vào tầm kiểm soát. Nếu không, thế giới sẽ phải gồng mình chống chọi với suy thoái vào năm 2023 hoặc 2024", ông Douglas McWilliams.
Báo cáo cũng cho thấy Đức đang trên đà vượt qua Nhật về sản lượng kinh tế vào năm 2033. Nga có thể trở thành nền kinh tế trong top 10 thế giới vào năm 2036. Trong khi đó, Indonesia đang trên đà giành vị trí thứ 9 vào năm 2034.
Trước đó, theo một báo cáo của Tập đoàn tư vấn quản lý McKinsey & Co, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành quốc gia giàu nhất thế giới vào năm 2020.
Nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc có thể sẽ vươn lên vị trí nền kinh tế số 1 thế giới sớm nhất vào cuối thập kỷ này. Tuy nhiên, việc tài sản ròng của Trung Quốc vượt Mỹ nhờ giá bất động sản thực sự không mang tính bền vững.
Có thể bạn quan tâm: