"Nền kinh tế Malaysia đang có bước đi đúng hướng"
Ông cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP của Malaysia trong giai đoạn này đã vượt qua các nền kinh tế trong khu vực như tăng trưởng 1,3% của Singapore, 3% của Thái Lan, 1,6% của Hàn Quốc, 1,3% của Hong Kong và 1% của Đài Loan.
Hơn nữa, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde trong cuộc gặp Thủ tướng Najib Tun Razak hồi tháng 11/2012 đã nói rằng Malaysia là nước duy nhất mà IMF đã sửa đổi nâng dự báo tăng trưởng GDP.
Ông Idris Jala tin rằng khả năng phục hồi này là kết quả của sự phối hợp gắn kết Chương trình chuyển đổi kinh tế (ETP) Malaysia từ nhiều phân khúc khác nhau của xã hội được phát động cách đây hơn hai năm.
ETP là một chương trình có mục tiêu kép, thứ nhất nhằm mục đích tạo ra các khu vực trọng điểm kinh tế cụ thể thông qua 12 khu vực kinh tế trọng điểm quốc gia (NKEAs) để các nhà đầu tư tiềm năng biết trước những triển vọng nền kinh tế Malaysia đem lại cho họ, thứ hai ETP cũng giải quyết các chính sách và thủ tục để tạo điều kiện cho khả năng cạnh tranh phát triển theo sáu sáng kiến cải cách chiến lược (SRIs).
Ông cho biết có sự gia tăng đáng kể trong thu nhập bình quân đầu người. Năm 2009, thu nhập quốc dân (GNI) bình quân theo đầu người là 6.700 USD và chỉ hai năm sau đó đã tăng 45% đạt 9.700 USD.
Để đạt được mục tiêu thu nhập bình quân đầu người 15.000 USD đúng vào năm 2020, thách thức đặt ra là phải đảm bảo tổng số đầu tư đạt 1.400 tỷ RM (khoảng 461 tỷ USD), tạo 3,3 triệu việc làm và 1.400 tỷ RM trong GNI, tất cả phải đạt được vào năm 2020.
Phải chăng Malaysia đang đi đúng hướng? Các tổ chức nổi tiếng toàn cầu đã lưu tâm đến những thay đổi tích cực của Malaysia.
Báo cáo Kinh doanh của Ngân hàng Thế giới 2013 cho thấy Malaysia đã chuyển từ vị trí 18 trong năm 2012 lên vị trí 12 vào năm 2013 trong khi chỉ số niềm tin FDI của AT Kearney đối với Malaysia đã tăng từ vị trí 21 trong 2010 lên vị trí 10 năm 2012 trước cả Pháp, Hàn Quốc và Canada.
Mặc dù Malaysia có một chặng đường dài trong cuộc chiến chống tham nhũng, chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) của tổ chức Minh bạch Quốc tế cho thấy xếp hạng toàn cầu của Malaysia đã được cải thiện từ vị trí 60 lên vị trí 54 trong năm 2012. Điều này cho thấy nỗ lực đấu tranh chống tham nhũng của chính phủ đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
Ông Idris Jala cho rằng Malaysia phải tiếp tục phấn đấu, tiếp tục đẩy mạnh thay đổi chính sách, thái độ và hành vi cần thiết để làm cho Malaysia là một điểm đến cạnh tranh và kinh doanh thân thiện.
Điều quan trọng cần lưu ý là sự chuyển đổi này không phải là một cái gì đó mà chính phủ áp đặt cho khu vực tư nhân, mà là đỉnh cao của của sự hợp tác để xác định con đường tiến lên tốt nhất cho nền kinh tế đất nước.
Về phương pháp luận của ETP, ông Idris Jala cho biết Đại học Harvard và Đại học Princeton, hai trường đại học danh tiếng ở Mỹ, đã viết nghiên cứu về trường hợp chuyển đổi của Malaysia và chúng đang được sử dụng trong các khóa học.
Tuy nhiên, ông lưu ý không nên tự mãn bởi vì sẽ có những chiến thắng thậm chí còn lớn hơn trong tương lai. Hiện tại, Malaysia chỉ nên tập trung mọi cố gắng và phải quyết tâm đạt mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2020.
Nguồn Vietnam+