NASA thừa nhận không nhìn thấy trước khối sao băng tấn công Nga
Ông cho biết, khối thiên thạch rơi xuống khu vực Urals của Nga là một thiên thạch có kích thước trung bình với đường kính khoảng 15 m.
Theo ông Green, hiếm có thiên thạch nào với kích thước như trên rơi xuống khu vực dân cư và thừa nhận rằng NASA đã không thể phát hiện ra nó trước khi nó tấn công nước Nga. Với sự hạn chế của công nghệ quan sát vũ trụ hiện tại, các nhà khoa học chỉ có thể quan sát thấy khoảng 15% các vụ thiên thạch va chạm Trái Đất trong một thời điểm.
Trong khi đó, những sao băng có đường kính từ 3m đến 7m rơi xuống Trái Đất hầu như mỗi ngày. Tuy nhiên, hầu hết chúng đều bị đốt cháy trong khí quyển hoặc rơi xuống các khu vực không có người ở.
Trong bài phát biểu của mình, quan chức của NASA đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường nỗ lực quan sát quốc tế.
AP dẫn tuyên bố của NASA cho biết, ước tính sức mạnh của vụ nổ do khối thiên thạch hay sao băng trên rơi xuống khu vực Chelyanbinsk, Urals ngày hôm qua vào khoảng từ 300-500 kiloton - mạnh gấp 20 lần quả bom nguyên tử được Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản) năm 1945.
Có nhiều sự khác nhau trong tuyên bố về kích thước của nó. Theo báo cáo trên trang web của Cơ quan Vũ trụ Bắc Mỹ, khối thiên thạch trên có đường kính khoảng 17m, nặng 10 triệu tấn, rơi xuống Trái Đất với tốc độ ít nhất là 64.000 dặm/giờ.
Trước khi bị hệ thống phòng không Nga bắn hạ, khối thiên thạch này đã phát nổ 9 lần bắt đầu từ độ cao 55 đến 30km.
Sự cố đã khiến hàng loạt cửa kính tại khu vực Chelyabinsk bị vỡ, gây thương tích cho hơn 1.200 người, làm 3.000 tòa nhà bị hư hỏng, gián đoạn hệ thống liên lạc di động - theo thống kê của Bộ Nội vụ Nga.
Nguồn Giáo dục VN