Thứ Tư | 31/10/2012 16:10

Năng lực sản xuất của Trung Quốc bị đe dọa vì lao động già hóa

Trung Quốc có nguy cơ bị cạnh tranh mạnh hơn trong sản xuất hàng hóa cho thế giới khi lực lượng lao động già hóa.
Nền kinh tế Trung Quốc có nguy cơ mất đi lợi thế hiện nay về lực lượng lao động giá rẻ. Lý do là chính sách mỗi gia đình chỉ có 1 con từ những năm 1970 làm quốc gia không có thêm được người lao động vào lực lượng bị già hóa di. Theo tính toán, tới năm 2050, Trung Quốc có thể bị thiếu hụt lao động.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm

Vào năm 2015, lực lượng lao động của Trung Quốc, bao gồm những người trong độ tuổi 15 tới 64, sẽ bắt đầu giảm xuống. Tới năm 2020, số người đến tuổi lao động sẽ giảm khoảng 30% so với năm 2010, theo nghiên cứu của GK Dragonomics.

Số người đến tuổi lao động giảm đi nhưng số người già từ 65 tuổi trở lên lại tăng lên sẽ tạo nhiều áp lực lên hệ thống an sinh xã hội. Năm 2010, Trung Quốc có 110 triệu người già. Đến năm 2030, số người già sẽ lên cao hơn 200 triệu người. Theo ước tính của Liên hợp quốc, năm 2050, Trung Quốc sẽ có hơn 25% dân số già hơn 65 tuổi.

Tỷ lệ người trong lực lượng lao động so với dân số tại Trung Quốc từ năm 1990 tới 2050 sẽ giống hình chữ U ngược với đỉnh năm 2010 đạt 72% và hai điểm đầu tương ứng 66% và 61% (xem hình).


Lao động không còn rẻ

Hơn nữa, lợi thế lao động giá rẻ cũng sẽ thay đổi khi điều kiện kinh tế của Trung Quốc ngày càng đi lên. Khá hơn về mặt kinh tế đồng nghĩa với những đòi hỏi lương bổng và đãi ngộ cao hơn, đặc biệt là nhóm lao động rẻ nhất và cũng năng động nhất từ 15 tới 24 tuổi.

Thể hiện phần nào của việc đòi hỏi đãi ngộ có thể thấy qua số vụ việc biểu tình đòi tăng lương, giảm giờ làm. Theo số liệu của công ty chuyên cung cấp bản tin lao động tại thị trường Trung Quốc, số vụ biểu tình đòi thay đổi chế độ làm việc trong 08 tháng đầu năm 2012 đã tăng lên 29 vụ từ con số 11 vụ năm ngoái, nghĩa là gần gấp 3.

Bên cạnh đó, lương trung bình của lao động tại Trung Quốc cũng đã tăng 12,5% mỗi năm trong giai đoạn 2006 - 2010, theo số liệu chính thức của chính phủ.

Lao động nhập cư

Lao động nhập cư là một phần quan trọng đối với các công ty. Tuy nhiên, số lượng này cũng đang giảm dần. Đối phó với tình trạng và việc chi phí tại những khu vực phát triển ngày càng lớn, các công ty dần chuyển sâu hơn vào trong đại lục, nơi mức sống thấp hơn vùng duyên hải.

Foxconn là một ví dụ cho xu hướng này khi công ty cho biết việc chuyển dần hoạt động sản xuất vào sâu lục địa để tránh thiếu hụt lao động và giá thuê nhân công tăng.

Rời bỏ thị trường

Lao động không còn lợi thế giá rẻ cũng gây áp lực lên nền kinh tế khi các doanh nghiệp nước ngoài quay sang đầu tư vào những quốc gia non trẻ hơn như Thái Lan, Việt Nam và Bangladesh.

Theo khảo sát của Capital Business Credit vào tháng 9/2012, 40% nhà nhập khẩu và sản xuất của Mỹ đang có ý định đưa cơ sở tại Trung Quốc của mình sang nước khác.

Lý do các doanh nghiệp muốn rời đi ngoài chất lượng hàng hóa được sản xuất, cạnh tranh của các nước ngoài còn bởi vì chi phí hoạt động ngày càng tăng.

Năm nay, công ty sản xuất đồ thể thao Adidas đã đóng cửa nhà máy cuối cùng của mình tại Trung Quốc. Công nhân tại nhà máy cho biết có thể lý do đóng cửa là do lương lao động lên cao.

Nguồn CNBC/Khampha


Sự kiện