Ảnh: Reuters.

 
Hà Linh Thứ Tư | 15/01/2020 08:43

Năm 2020, EU sẽ là nạn nhân lớn nhất của thuế quan Mỹ?

Cuộc chiến lớn nhất đối với những nhà thương mại của Mỹ trong 12 tháng tới có thể sẽ xảy ra với châu Âu.

Cuộc chiến thuế quan giữa Washington và Bắc Kinh vẫn chưa đi đến hồi kết, song cuộc chiến lớn nhất đối với những nhà thương mại của Mỹ trong 12 tháng tới có thể sẽ xảy ra với châu Âu.

Suy thoái thương mại toàn cầu đã tác động mạnh đến nền kinh tế châu Âu. Brussels đã buộc phải cắt giảm dự báo tăng trưởng của khu vực đồng euro xuống mức thấp nhất, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, khi doanh số xe hơi toàn cầu chậm lại ảnh hưởng tới các cường quốc kinh tế như Đức. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ có thể sẽ làm cho tình hình tồi tệ hơn nhiều.

Hồi giữa tháng 12, đại diện thương mại Mỹ, Robert Lighthizer gợi ý vào rằng, chính quyền Trump đã sẵn sàng leo thang tranh chấp thương mại với Brussels. Ông nói rằng, quan hệ thương mại giữa Mỹ với EU đang mất cân bằng khi thâm hụt thương mại song phương hàng năm lên tới 180 tỷ USD.

Giữa năm 2018, Mỹ đã áp thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu châu Âu, đồng thời tăng các rào cản thương mại đối với 7,5 tỷ USD hàng hóa của EU trong tranh chấp về việc trợ cấp cho nhà sản xuất máy bay Airbus, đối thủ chính của nhà sản xuất Boeing của Mỹ.

Việc Pháp quyết định áp thuế dịch vụ kỹ thuật số (DST) 3% đối với các công ty công nghệ, nhiều mức thuế có thể sẽ xảy ra. Lập luận được Paris sử dụng khi áp mức thuế này đã gây ra tranh cãi tại Washington. Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho rằng, Mỹ coi đây là một cuộc tấn công trực tiếp vào các doanh nghiệp Mỹ vì chủ nghĩa bảo hộ của EU.

Ông Lighthizer đưa ra lập luận rằng, mục tiêu giảm thâm hụt thương mại toàn cầu của Mỹ sẽ không bỏ quan châu Âu. “Có rất nhiều rào cản đối với thương mại ở đó, và có rất nhiều vấn đề khác mà chúng ta phải giải quyết. Vì vậy, ứng phó với châu Âu là một điều rất quan trọng. Chúng tôi đã áp dụng thuế quan đối với nhiều loại sản phẩm và chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào đó. Đó là điều mà tổng thống quan tâm”, ông Lighthizer nhấn mạnh.

Mỹ sẽ áp mức thuế 10% lên máy bay Airbus sản xuất tại châu Âu. Ảnh: Reuters
Mỹ sẽ áp mức thuế 10% lên máy bay Airbus sản xuất tại châu Âu. Ảnh: Reuters

Do đó, chắc chắn là mức thuế đối với nhập khẩu rượu vang của EU sẽ được nâng lên, một động thái sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến các nhà sản xuất rượu vang Pháp. Hiện Mỹ đang áp thuế nhập khẩu 25% đối với rượu vang của EU.

Để giải quyết tranh chấp leo thang này, các nhà đàm phán hàng đầu của Mỹ và EU sẽ có cuộc gặp mặt trực tiếp trong tháng 1/2020. Điểm chính trong mọi cuộc thảo luận sẽ liên quan đến việc đưa sản phẩm nông nghiệp mỹ tiếp cận thị trường châu Âu. Washington nói rằng họ phải được đưa vấn đề này vào bất kỳ thỏa thuận nào. Tuy nhiên, Brussels rất kiên quyết rằng nông nghiệp không thể là một phần của bất kỳ nhượng bộ nào được đưa ra.

Nhưng sự ủng hộ của khu vực nông nghiệp nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng đối với ông Donald Trump trong cơ hội tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai vào tháng 11 năm nay, do đó, việc “tấn công” vào các biện pháp bảo hộ nông nghiệp của châu Âu có thể là một phần quan trọng trong chiến lược tranh cử của ông Trump.

Nền kinh tế Eurozone có thể sẽ tăng trưởng chậm hơn nữa vào năm 2020 ngay cả khi không có mối đe dọa về thuế quan bổ sung từ Mỹ. Đây sẽ là năm thứ ba liên tiếp tăng trưởng kinh tế trong khối chậm lại. Do đó, bà Christine Lagarde - người mới đứng đầu Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) - muốn các chính phủ ở khu vực đồng euro gia tăng áp dụng biện pháp kích thích tài khóa.

Tuy nhiên, Đức kiên quyết phản đối điều này, yêu cầu các nước thành viên phải duy trì một ngân sách cân bằng, tránh lạm dụng các biện pháp nới lỏng tài khóa. Chính sách Schwarze Null đã được Berlin ban hành trong một thập kỷ, đề cập đến một ngân sách cân bằng mà không có bất kỳ khoản vay mới nào của chính phủ. Chính sách này là hợp lý sau hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính, khi các chính phủ trên toàn thế giới rơi vào suy thoái. Nhưng khi nguồn lực của Ngân hàng Trung ương châu Âu đang cạn kiệt và nhiều bất ổn đang chờ phía trước, việc từ bỏ chính sách này là điều cần thiết. Nếu chính quyền Tổng thống Donald Trump đẩy nhanh cuộc chiến thuế quan với EU, các vấn đề kinh tế mà khối EU phải đối mặt sẽ trầm trọng hơn và có thể làm cho việc kích thích tài khóa trở nên thiết yếu.

►Thắng kiện tại WTO, Mỹ sẽ áp thuế lên 7,5 tỷ USD hàng hóa EU

Thương chiến với EU, kinh tế Mỹ sẽ thiệt hại nhiều hơn tranh chấp với Trung Quốc

Thương chiến Mỹ - EU leo thang: Mỹ dọa mở rộng áp thuế với hàng hóa EU

Nguồn Telegraph