Chủ Nhật | 10/06/2012 17:57

Myanmar sẽ tạo ra một châu Á hoàn toàn mới

Chắc chắn sự cởi mở của Myanmar sẽ gây nên tác động to lớn có ý nghĩa tiêu cực và tích cực đối với các nước láng giềng châu Á.
Những cải cách mạnh mẽ về chính trị cùng với những cải cách kinh tế vô hạn khiến người dân cóthể nghĩ tới một ngày Myanmar sẽ hòa hợp trở lại với thế giới vốn đã quay lưng lại với nó suốt 50năm nay. Với dân số 55 triệu người, đây là quốc gia đông dân thứ 5 trong khối ASEAN. Myanmar củabây giờ có thể đang chìm trong cảnh nghèo đói, nhưng trong những năm 1930 đây là nước xuất khẩu gạolớn nhất thế giới.

Từ nay đến những năm 2020, Myanmar có thể trở thành điểm đến hấp dẫn đối với ngành công nghiệp giárẻ, đặc biệt là dệt may. Đất nước này cũng đã từng là trung tâm của ngành dệt may với các sản phẩmchủ yếu được xuất sang châu Mỹ và châu Âu nhưng sau đó tất cả các hoạt động thương mại bị cấm. Giờđây, với chi phí tiền lương và các chi phí khác ở mức thấp, Myanmar đang lôi kéo nhà đầu tư trở lạivới vị trí lý tưởng để xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc và Ấn Độ. 

Nếu những điều này xảy ra, các nước như Campuchia và Việt Nam vốn có ngành dệt may chi phí thấp sẽbị ảnh hưởng. Tuy nhiên, người láng giềng Thái Lan mới là nước phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Theoước tính, khoảng 2 triệu người di cư gốc Myanmar đang làm các công việc giá rẻ trợ giúp cho nềnkinh tế Thái Lan sẽ quay trở về quê hương. Mặc dù không chuyên nghiệp bằng Thái Lan, những gì họhọc được ở nước ngoài sẽ được áp dụng vào nền kinh tế Myanmar.

Trung Quốc vốn là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ sự vắng mặt của phương Tây tại Myanmar trong 15năm qua. Trung Quốc đã rót 27 tỷ USD vào Myanmar, cao hơn bất kỳ nước nào và hiện đang dẫn đầutrong các ngành dầu khí và khai khoáng. Thực tế, một số người cho rằng lý do để Myanmar có sự thayđổi nhanh chóng như vậy là họ muốn chấm dứt sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên, người Trung Quốcvẫn khá tự tin với hoạt động kinh doanh tại đây bởi họ đã đi trước một bước khá dài, đồng thời cũngkhông quan tâm mấy đến các lĩnh vực ngân hàng, giáo dục, du lịch và chế biến thực phẩm - nhữngngành đang thu hút Ấn Độ và các nước phương Tây.

Ngược lại, Ấn Độ chính là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ sự cởi mở của Myanmar. Chắc chắn, Ấn Độsẽ học được nhiều điều từ những sự kiện trong lịch sử. Hàng triệu người Ấn Độ đã di cư sang Myanmarvà trở nên phát đạt ở đây khi Myanmar trở thành thuộc địa của Anh. Kể cả sau khi chính phủ quân sựmới lên cầm quyền vào năm 1960 kéo theo rất nhiều người Ấn Độ rút khỏi Myanmar, vẫn còn khoảng 3triệu người ở đây. Chính phủ Ấn Độ rất mong muốn tận dụng điều này để khai thác các cơ hội thươngmại.

Nhiều chuyên gia dự đoán rằng các hoạt động thương mại sôi nổi tại biên giới giữa 2 nước sẽ giúpphát triển kinh tế Ấn Độ vốn đang tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là vùng đất nghèo đói ở vùng ĐôngBắc. Myanmar sẽ trở thành cầu nối kinh tế giữa khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

170 triệu người dân của Bangladesh cũng sẽ được hưởng lợi. Iftekhar Chowdhury, Cựu Ngoại trưởng củaBangladesh hi vọng thông qua Myanmar, Bangladesh sẽ có thể kết nối với Trung Quốc và các nước ĐôngNam Á.

Trong tương lai, những điều được tiên đoán ở trên có thể xảy ra hoặc không xảy ra. Tuy nhiên, ởhiện tại, ai cũng có thể thấy được đây là cuộc chuyển giao chính trị lớn nhất ở Đông Nam Á và chắcchắn sẽ có những tác động không nhỏ đến khu vực.

Nguồn CafeF


Sự kiện