Thứ Năm | 06/06/2013 13:46

Myanmar đến lúc từ bỏ nền kinh tế tiền mặt

Myanmar không thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài mà không cải thiện nền kinh tế tiền mặt đã bám rễ lâu nay.

Đằng sau tỷ lệ tăng trưởng GDP 6,3% (năm 2012) là một nền kinh tế đang phát triển, được thúc đẩy bởi du lịch, đầu tư nước ngoài và nguồn lực lao động giá rẻ.

Sau nhiều năm bị cô lập chính trị, dễ hiểu vì sao cơ sở hạ tầng nền tài chính của Myanmar đang bị giới hạn trong phạm vi và hoạt động. Tuy nhiên đà đang phát triển của kinh tế Myanmar mở ra cơ hội hứa hẹn để chuyển đổi nền kinh tế tiền mặt sang các thanh toán điện tử và dịch vụ tài chính khác.

Một số nghiên cứu ước tính rằng, chưa đến 1% dân số Myanmar đã từng truy cập vào các dịch vụ tài chính chính thức. Giao dịch chủ yếu được thực hiện thông qua tiền mặt.

Myanmar cần thay đổi thói quen dùng tiền mặt

Có 2 nguy cơ tiềm ẩn từ thói quen thanh toán truyền thống bằng tiền mặt. Trước tiên, người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ chịu rủi ro lớn trong quá trình mang giữ, chi phí tốn kém trong quản lý dòng lưu chuyển tiền tệ hàng ngày. Mặt khác, giao dịch bằng tiền mặt tràn lan gây khó khăn cho chính phủ trong kiểm soát bong bóng thị trường và .

Myanmar hiện vẫn là đất nước có tỷ giá biến động mạnh. Tỷ giá chính thức hiện ở mức 6 kyat/USD trong khi đó tỷ giá trên thị trường chợ đen ở mức 800 kyat/USD. Nước này cũng thiếu một hệ thống ngân hàng phù hợp, chưa có thị trường chứng khoán và môi trường đầu tư lành mạnh do tình trạng tham nhũng phổ biến. Tổ chức minh bạch thế giới xếp Myanmar ở thứ hạng 180/183. Việc xây dựng một hệ thống pháp lý tốt có thể mất thời gian dài.

Do vậy, càng sử dụng tiền mặt phổ biến, tình trạng đô la hóa và mua bán ngoại tệ chợ đen tại Myanmar càng phổ biến.

Tận dụng lợi thế của người đi sau

Người đi sau vẫn luôn có lợi thế. Myanmar cũng vậy, xuất phát điểm thấp giúp quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển một hệ thống tài chính sạch và toàn diện hơn.

Với việc sử dụng tài khoản vốn, tiết kiệm, tín dụng, dịch vụ thanh toán và các công cụ quản lý rủi ro di chuyển vốn, phát triển quỹ mang đến sự an toàn, tin cậy và thuận tiện hơn việc sử dụng tiền mặt.

Nghiên cứu gần đây của Moody's đã chứng minh có một mối tương quan rõ ràng giữa sử dụng thanh toán điện tử và tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, trong khoảng thời gian 2008-2012, thanh toán điện tử đã đóng góp 1,8 tỷ USD vào tăng trưởng GDP của Thái Lan và 1,2 tỷ vào tăng trưởng GDP của Việt Nam.

Kết quả trên cho thấy lợi ích tiềm năng đạt được từ cơ sở hạ tầng tài chính mới và hiệu quả. Myanmar không thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài mà không cải thiện nền kinh tế tiền mặt đã bám rễ lâu nay.

Nâng cấp hệ thống tài chính là điều chắc chắn Myanmar cần phải làm, nhưng có ba yếu tố quan trọng sau đây cần được xem xét cẩn thận.

, , trong nhiều thập kỷ qua, sự phát triển công nghệ điện thoại di động mang dịch vụ tài chính đến gần hơn với khách hàng. Các dịch vụ như M-Pesa ở Kenya và bKash tại Bangladesh là những thành công điển hình.

Hiện nay, chưa đến 4% trong tổng số 48,3 triệu người Myanmar được tiếp cận với điện thoại di động. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng mang điện thoại di động bắt đầu phát triển, chắc chắn sẽ giúp cho nhiều người thành thị và nông thôn có trong tay một công cụ để tiếp cận các dịch vụ tài chính.

, g, trong lịch sử, các ngân hàng thường không có hứng thú cung cấp dịch vụ tài chính cho người thu nhập thấp. Nhìn về dài hạn, nhu cầu của mọi người dân cần được quan tâm đến.

Thứ 3, , quá trình giám sát cẩn thận luôn cần thiết, nhất là trong giai đoạn hình thành, nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng, hợp tác giữa ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính và nhà mạng di động.

Quá trình thay đổi thói quen dùng tiền mặt truyền thống sang một hệ thống tài chính mạnh mẽ và toàn diện, chắc chắn sẽ tồn tại không ít thách thức. Nhưng đó chính là con đường Myanmar cần bước qua để đồng bộ hóa với những cải cách khác đang được thực hiện.

Nguồn Dân Việt


Sự kiện