Myanmar: Con hổ tiếp theo của châu Á?
Đây là những cuộc bầucử đầu tiên trong hơn 20 năm cho phép đảng đối lập, Đảng Liên minh quốc gia vìdân chủ của bà Aung Sang Suu Kyi tham gia.
Mỹ đã phục hồi quan hệngoại giao đầy đủ với Myanmar như sự ghi nhận quá trình cải cách chính trị đangdiễn ra ở đây.
Như Tổng thư ký Liên hợpquốc Ban Ki-moon đã nói trong tuần trước, Myanmar đang đem lại “niềm hi vọng mạnhmẽ và kỳ vọng cho cộng đồng quốc tế.”
Sự cởi trói nền kinh tếMyanmar có thể thúc đẩy tăng trưởng khu vực, thương mại và đầu tư trong ASEAN.Tốc độ tăng trưởng GDP của Myanmar dự kiến đạt khoảng 6% một năm cho tới năm2020, với GDP tăng gấp đôi lên 124 triệu USD trong năm 2020 - dự báo của HISGlobal Insight.
Thị trường người tiêudùng trong nước sẽ phát triển nhanh chóng, tạo ra thị trường tăng trưởng nhanhcho xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ từ các quốc gia ASEAN khác. Dân số Myanmar đứngthứ tư ở ASEAN, khoảng 50 triệu người.
Nhưng tốc độ tăng trưởngkinh tế của Myanmar thậm chí có thể nhanh hơn nếu được thúc đẩy bởi cải cách chínhtrị nhanh chóng hơn.
Một rủi ro chính đối vớităng trưởng nhanh này chính là áp lực lạm phát gia tăng khi tăng trưởng nhanhvà đầu tư tạo ra tình trạng khan hiếm nguồn cung và áp lực thu nhập. Lạm phát ướctính đã ở mức 9% trong năm 2011 và dự báo sẽ lên đến 10% trong năm 2012.
Myanmar, cũng giốngnhư các quốc gia ASEAN khác đã nhất trí theo lộ trình tự do hoá thuế quan theo khuôn khổ của hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN.
Từ quan điểm kinh tế,cuộc cải cách kinh tế của Myanmar và quá trình tự do hoá thuế quan có vai tròquan trọng đối với mục tiêu tạo ra thị trường thương mại chung của ASEAN trướcnăm 2015.
Thế nhưng, vẫn còn rấtnhiều bước đi quan trọng chờ đợi Myanmar ở phía trước.
Một cuộc cải cách kinhtế vĩ mô sẽ là việc duy trì tỷ giá hối đoái thống nhất từ 1-4 khi Myanmar chuyểnsang cơ chế thả nổi có kiểm soát nhằm hạn chế những lệch lạc của thị trường vànâng cao lợi thế cạnh tranh xuất khẩu.
Dự thảo luật đầu tư củaMyanmar có thể đẩy nhanh quá trình đầu tư, với các điều khoản về thời gian miễnthuế 5 năm cho các nhà đầu tư nước ngoài, cho phép chuyển 100% lợi nhuận về nướcvà chính phủ bảo đảm không quốc hữu hoá.
Các khía cạnh quan trọngkhác bao gồm các nhà đầu tư nước ngoài có quyền thuê đất; các nhà đầu tư nướcngoài không cần phải có đối tác địa phương mới có thể thành lập doanh nghiệp;và các liên doanh có thể được thành lập với ít nhất 35% vốn đầu tư nước ngoài.
Các lao động không có trình độ mà các công ty nước ngoài thuê phải là 100% ngườiđịa phương trong khi các lao động trong nước có trình độ phải cấu thành ít nhất25% hoạt động của công ty sau 5 năm đầu tiên, 50% sau 10 năm và 75% sau 15 năm.
Nguồn tài nguyên dầuvà khí ga của Myanmar có tiềm năng quan trọng cho sự phát triển trong tương laikhi hiện tại Myanmar đang tiến hành sản xuất dầu và ngưng tụ khí ga tự nhiên.
Các cuộc thăm dò và khai thác đang được thực hiện cả trên đất liền và ngoài biểnvới đường ống dẫn dàu và đường dẫn khí ga tự nhiên đang được xây dựng từ bờ biểnArakan của Myanmar tới phía nam Trung Quốc với tổng chi phí 2,5 tỷ USD.
Một sốcông ty dầu từ các quốc gia châu Á đang thăm dò dầu và khí ga ở Myanmar. Chínhphủ Myanmar gần đây dự báo trữ lượng khí ga tự nhiên khoảng 22,5 nghìn tỷ khối,cho thấy tiềm năng phát triển to lớn trong tương lai.
Ngành nông nghiệp có tiềm năng mạnh mẽ để phát triển hơn nữa với triển vọngMyanmar sẽ tăng thêm thu nhập từ xuất khẩu gạo trong trung hạn thông qua côngnghệ nông nghiệp như cải tạo các cánh đồn lúa, kỹ thuật thu hoạch hợp lý hơncũng như là tác động của các biện pháp tự do hoá thuế quan.
Trong khi đó, ngành du lịch đã trở nên sôi động khi các chuyến thăm quannước ngoài liên quan đến kinh doanh tăng mạnh do mối quan tâm của các nhà đầutư.
Myanmar vẫn phụ thuộc chủ yếu vào hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc, thếnhưng cải cách kinh tế, sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu trong nước và đầu tư nướcngoài có thể thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng của khu vực sản xuất có giá trịgia tăng thấp, được hỗ trợ bởi chi phí lao động thấp.
Quá trình chuyển dịch sang một nền kinh tế thị trường sẽ tạo ra nhữngthách thức như Việt Nam và các quốc gia khác đã trải qua. Một số thách thức chủyếu mà Myanmar phải đối mặt là nhu cầu cải thiện môi trường kinh doanh, cảicách các doanh nghiệp nhà nước, phát triển thị trường tài chính và triển khaicác sáng kiến về quản trị doanh nghiệp và chống tham nhũng.
Một trong những ưu tiên tức thời là yêu cầu thúc đẩy sự phát triển củalĩnh vực tài chính nhằm cung cấp vốn cho phát triển kinh tế. Yêu cầu này sẽ đòihỏi sự tự do hoá đáng kể khu vực tài chính nhằm cho phép các thể chế tài chínhquốc tế đóng vai trò quan trọng hơn trong việc cung cấp các dịch vụ tài chínhcho quá trình phát triển kinh tế ở Myanmar.
Ưu tiên này cần được thực hiện đồng thời với sự hợp tác chặt chẽ hơn vớiQuỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (World Bank) và Ngân hàng pháttriển châu Á (ADB) trong quá trình hoạch định phát triển kinh tế của Myanmar. Dấuhiệu tích cực đã xuất hiện trong lĩnh vực này với sự hợp tác của Myanmar vớiIMF trong quá trình cải cách tỷ giá hối đoái của mình.
Nền kinh tế Myanmar có thể trở thành con hổ tiếp theo của ASEAN mặc dùcó những thách thức về kinh tế và chính trị nếu chính phủ Myanmar tiếp tục theođổi chương trình cải cách. Đây sẽ là sự tác động tích cực đáng kể đối với khu vựcASEAN và nhằm thực hiện mục tiêu dài hạn kiến tạo Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Sau nhiều thập kỷ cách ly về kinh tế, các cuộc cải cách đang được thựchiện nhằm tạo ra thay đổi đáng kể trong đời sống của người dân Myanmar – chínhphủ cần bảo đảm rằng họ có thể duy trì tốc độ nhanh của cuộc cải cách mà họ đã khởixướng.
Rajiv Biswas là Nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á – TháiBình Dương của IHS Global Insight. Các số liệu kinh tế vĩ mô ở đây được trích dẫntừ các báo cáo và nghiên cứu từ IHS.com.
Vũ Đức Quang
Nguồn DVT