Chủ Nhật | 12/08/2012 15:52

Mỹ và Trung Quốc, ai sẽ giành chiến thắng ở châu Phi?

Châu Phi đang trở thành tâm điểm trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng về chính trị và năng lượng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trong bài phát biểu ngày 1/8 về chủ đề "Những lưu ý trong xây dựng mối quan hệ bền vững với châu Phi, tại Đại học Cheikh Anta Diop, Senegal, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói: "Chiến lược toàn diện của chính quyền tổng thống Barack Obama tại các nước thuộc tiểu vùng Sahara dựa trên bốn trụ cột chính: Một là thúc đẩy cơ hội và phát triển. Thứ hai, thúc đẩy tăng trưởng dinh tế, thương mại và đầu tư. Thứ ba, thúc đẩy hòa bình và an ninh và thứ 4 là tăng cường các thể chế dân chủ".

z

Tiếp tục với chủ đề này, bà Hillary phát biểu: "Chúng tôi cũng đang làm việc với những quốc gia giàu tài nguyên để đảm bảo chắc chắn rằng sự giàu có về khoáng sản và năng lượng sẽ giúp cải thiện cuộc sống của người dân tại chính các quốc gia đó. Thời đại của những kẻ ngoại bang, đến và cướp đi sự giàu có của châu Phi rồi chẳng để lại thứ gì hoặc rất ít nên được chấm dứt ngay trong thế kỷ 21 này".

Mặc dù bà Clinton không chỉ rõ "những kẻ ngoại bang" là ai, song chừng đó cũng đủ để Bắc Kinh coi như một lời chỉ trích trực tiếp đối với những chính sách của Trung Quốc ở châu Phi. Trung Quốc đã nhanh chóng có lời đáp trả.

Theo Tân Hoa Xã, chuyến viếng thăm chính thức 11 ngày tới các quốc gia châu Phi thuộc tiểu vùng Sahara của ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton là "một âm mưu nhằm gieo rắc mối bất hòa giữa Trung Quốc và châu Phi". Tờ báo này tiếp tục nhận định: "Dù bà Clinton cố tình lờ đi những sự thật hoặc chọn cách bỏ qua chúng, thì lời ám chỉ Trung Quốc đang lấy đi sự giàu có của châu Phi để phục vụ cho bản thân mình là điều hoàn toàn trái với sự thật".

Để củng cố thêm những bình luận của mình, Trung Quốc - quốc gia từng chịu cảnh đô hộ của các thế lực phương Tây thế kỷ 19 - cho rằng chính những thế lực thực dân phương Tây, những kẻ đáng bị gắn cái gọi là "ngoại bang", mới chính là những kẻ đến và cướp đi sự giàu có của châu Phi.

Câu hỏi đặt ra là, trong cuộc khẩu chiến tranh giành ảnh hưởng tại lục địa đen giàu có tài nguyên giữa Washington và Bắc Kinh, ai sẽ là người chiến thắng? Để làm rõ điều này, hãy cùng so sánh về mối quan hệ thương mại và chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc tại châu Phi.

Trong năm 2011, thương mại song phương giữa Trung Quốc và châu Phi đạt 166 tỷ USD, tăng 300% so với năm 2006. Hiện đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào châu Phi cũng đạt gần 15 tỷ USD.

Trong khi chính phủ Trung Quốc cũng dự kiến duy trì hơn 150 tùy viên thương mại và nhân viên đại sứ quán tại 48 quốc gia châu Phi, một báo cáo mới đây của Viện Brooking về sáng kiến tăng trưởng châu Phi cho biết, hiện Mỹ chỉ có 5 nhân viên thuộc Bộ Thương mại tại châu Phi, trong đó một nhân viên tại Đại sứ quán Ghana sẽ về nước trong mùa hè này.

Bên cạnh đó, chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào mới đây còn thực hiện 7 chuyến thăm tới châu Phi. Ông Hồ Cẩm Đào cũng là quan chức đứng đầu nhà nước thứ 5 có chuyến thăm tới 17 quốc gia châu Phi.

Trong năm 2011, xuất khẩu Mỹ sang các nước châu Phi tiểu vùng Sahara đạt 21,1 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2010. Nhập khẩu Mỹ từ tiểu vùng Sahara trong năm 2011 là 74,2 tỷ USD, tăng 14% so với năm ngoái. Tổng lượng nhập khẩu của Mỹ từ các nước châu Phi năm 2011 là 95,3 tỷ USD, Văn phòng đại diện thương mại Mỹ (USTR) cho biết. Con số này chỉ bằng 57% so với các chỉ số thương mại song phương của Trung Quốc tại châu Phi.

Mặc dù tỏ rõ sự yếu thế về đầu tư tại châu Phi, song Washington rõ ràng đang tìm cách để cải thiện tình hình hiện tại. Trong một ghi chú của mình, USTR nhận định: "Châu Phi tiểu vùng Sahara, với tư cách là một thị trường mới nổi đối với xuất khẩu Mỹ, ẩn chứa nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp . Từ năm 200 đến 2010, 6 trong tổng số 10 nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới nằm ở tiểu vùng Sahara.

a
Vậy ngoài xuất khẩu, còn điều gì khác khiến Mỹ và Trung Quốc quyết tâm có được tầm ảnh hưởng tại châu Phi? Câu trả lời hiển nhiên là năng lượng.

Trong năm 2011, 62% lượng hàng xuất khẩu từ châu Phi sang Trung Quốc là dầu thô, trong đó 24,7 tỷ USD đến từ Angola. Hiện tại, châu Phi đang giúp đáp ứng khoảng 9% nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc.

Vậy còn Mỹ? Trong thập kỷ qua, 89% các sản phẩm năng lượng nhập khẩu của Mỹ đến từ châu Phi, trong đó Nigeria chiếm hơn 40%. Nigeria và Angola hiện là hai quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 5 và thứ 8 vào thị trường Mỹ. Ngoài ra, Mỹ cũng có rất nhiều doanh nghiệp dầu lớn hoạt động tại châu Phi như Exxon-Mobil, Chevron. Bắc Kinh cũng có một doanh nghiệp dầu khí hoạt động tại châu Phi là công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC)

Theo dự báo của Hội đồng tình báo quốc gia, nhập khẩu dầu của Mỹ tư châu Phi sẽ tăng 25% trong vòng ba năm tới, chủ yếu là từ các nước vùng Vịnh Guinea, Nigeria và Angola.

Do đó, các nhà phân tích chính trị nhận định, trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng tại châu Phi giữa Mỹ và Trung Quốc, Washington nên lưu ý đến những kết quả tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi lần thứ 5, diễn ra vào ngày 19-20/7 mới đây. Trong diễn đàn này, Trung Quốc cam kết tăng gấp đôi viện trợ sang châu Phi lên 20 tỷ USD, hỗ trợ đào tạo 30.000 người trong nhiều lĩnh vực và lập thêm nhiều trung tâm dạy nghề. Ngoài ra, Bắc Kinh còn cam kết xây dựng quan hệ đối tác về cơ sở hạ tầng cho châu Phi.

Vào thời điểm hiện tại, dường như các nhà lãnh đạo châu Phi đang bị hấp dẫn bởi những lời đề nghị hấp dẫn từ phía Trung Quốc, và các nhà lãnh đạo Mỹ cần làm nhiều điều thực tế hơn nữa thay vì những bài phát biểu về nhân quyền như của bà Hillary, các nhà chính trị nhận định.

Nguồn CNBC/Khampha


Sự kiện