Hiện tốc độ sử dụng AI của người dân và doanh nghiệp đang nhanh hơn hành động của EP. Ảnh: The Vrimb.
Mỹ và châu Âu gấp rút triển khai quản lý lĩnh vực A.I
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang trong cuộc chạy đua nhằm tạo ra một khung pháp lý toàn diện, giảm thiểu các nguy cơ trong khi vẫn bảo vệ sự đổi mới trong lĩnh vực A.I.
Theo đó trong vài ngày tới, các nghị sĩ của Nghị viện châu Âu (EP) sẽ nêu quan điểm trong cuộc bỏ phiếu ở cấp ủy ban, sau đó EP, ủy ban trên và các nước thành viên EU sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán nhằm đạt thỏa thuận về dự luật sửa đổi.
Các nghị sĩ có thể có cuộc thảo luận chính trị đầu tiên trước mùa Hè để có thể kết thúc đàm phán trong năm nay. Ông Dragos Tudorache, một nghị sĩ EP phát biểu: “Đây sẽ là văn kiện phức tạp và EP đã bổ sung một cơ chế mới về A.I tạo sinh”.
Các nghị sĩ sẽ tìm cách yêu cầu các công ty A.I áp dụng chính sách bảo vệ chống lại các nội dung trái pháp luật, yêu cầu công bố các nội dung có bản quyền mà các hệ thống sẽ dùng để học. Dự thảo cũng kêu gọi thiết lập cơ chế quản lý các hệ thống A.I tương tác với con người, báo cho người dùng rằng họ đang tương tác với máy, yêu cầu các ứng dụng sản xuất hình ảnh phải thông báo sản phẩm là do A.I tạo ra.
Sự phổ biến bất ngờ của ChatGPT và các công cụ A.I đang khiến Mỹ, châu Âu khẩn trương tìm cách quản lý lĩnh vực này. Ảnh: T.L. |
Dự thảo được xây dựng dựa trên luật pháp EU hiện hành về an toàn sản phẩm, theo đó áp đặt các biện pháp kiểm soát và kiểm tra đối với nhà sản xuất. Bên cạnh đó, EP muốn bổ sung lệnh cấm A.I nhận dạng cảm xúc, tránh việc cho phép nhận dạng đặc điểm sinh trắc học từ xa đối với người dân tại nơi công cộng.
Cơ quan này cũng dự định cấm việc thu thập lượng lớn hình ảnh trên internet nhằm sử dụng cho các thuật toán giúp máy học, trừ phi những người liên quan cho phép.
Hiện tốc độ sử dụng A.I của người dân và doanh nghiệp đang nhanh hơn hành động của EP. Cách đây 2 năm, EU đã đề xuất dự thảo quản lý A.I đầu tiên để giải quyết vấn đề này nhưng đến cuối năm 2022 thời điểm ChatGPT xuất hiện, các nước thành viên mới đưa ra quan điểm trong quá trình thảo luận văn bản pháp lý này.
Tại Mỹ, cuối tháng 4 vừa qua, Bộ An ninh Nội địa nước này cũng tuyên bố kế hoạch thành lập lực lượng đặc nhiệm A.I để khám phá cách thức triển khai công nghệ tiên tiến nhằm “thay đổi đáng kể bối cảnh các mối đe dọa”. Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa Mỹ Mayorkas nhấn mạnh bất kỳ A.I nào được Bộ sử dụng sẽ được kiểm tra nghiêm ngặt để tránh sai lệch và gây ra các tác động khác nhau.
Cụ thể, bộ sẽ tích hợp A.I vào chuỗi cung ứng và sàng lọc hàng hóa, dự đoán công nghệ này sẽ có thể phát hiện chính xác các sản phẩm được sản xuất bằng lao động nô lệ. Công nghệ này cũng có thể bảo vệ lưới điện, nguồn cung cấp nước và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác...
Có thể bạn quan tâm:
Giáo dục đại học nắm bắt cơ hội từ AI
Nguồn Tồng hợp từ Reuters