Mỹ: Trung Quốc phải làm rõ tuyên bố chủ quyền Biển Đông theo UNCLOS
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel tại cuộc họp báo chiều nay tại Trung tâm Hoa Kỳ, tòa nhà Vườn Hồng, Ngọc Khánh, Hà Nội.
Tại cuộc họp báo chiều nay 8/5 tại Trung Tâm Hoa Kỳ Hà Nội,nhân chuyến công du hai ngày tới Việt Nam, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, đặc trách vềĐông Á và Thái Bình Dương, Daniel Russel đã có cuộc trả lời phỏng vấn với cácphóng viên trong và ngoài nước.
“Thông điệp đơn giản”:Kiềm chế, đối thoại, luật pháp quốc tế
Xin ông cho ông cho biếtquan điểm và phản ứng của Bộ Giao Mỹ như thế nào về việc Trung Quốc đưa, đặt giànkhoan HD 981 trên vùng biển của Việt Nam?
Như tôi đã nói, người phát ngôn Bộ Ngoại giao của chúng tôi đãra tuyên bố chính thức, thể hiện quan điểm của chúng tôi về sự việc. Bạn nêntham khảo thông điệp đó. Tôi nghĩ quan điểm tôi đã nhấn mạnh trong cuộc đối thoạivới giới chức Việt Nam là quan điểm mạnh mẽ của Mỹ rằng những tuyên bố chủ quyềnchồng chéo trên những vùng tranh chấp, trong đó có Hoàng Sa, phải được giải quyếtmột cách hòa bình, phải được giải quyết theo phương thức ngoại giao và phải giảiquyết theo đúng luật quốc tế. Và tôi phải nói rõ cam kết của Mỹ đối với tự dohàng hải, thương mại theo đúng luật pháp. Và điều quan trọng hơn hết là tất cả cácnước tranh chấp phải kiềm chế.
Nền kinh tế khu vực và thế giới rất quan trọng và cũng vôcùng mong manh, nên không thể để căng thẳng biến thành xung đột. Vì vậy tôi chorằng tất các nước trong khu vực kiếm chế, tránh có hành động đơn phương gây tổn hại tới hòa bình.
Nếu Việt Nam dùng vũ lựcchống lại Trung Quốc, Mỹ có ủng hộ Việt Nam hay không?
Có truyền thống lâu đời và nổi bật trong chính sách ngoạigiao là phải suy xét kỹ trước khi trả lời câu hỏi “nếu” vì đó là một câu hỏi giảthuyết. Những gì tôi đã nói và đã nhắc lại nhiều lần về quan điểm mạnh mẽ củachúng tôi là giới chức của các bên tranh chấp trong khu vực phải kiếm chế, phảitận dụng hết những kênh chính trị, ngoại giao để giảm căng thẳng, quản lý tranhchấp, tham vấn về những vấn đề chủ quyền.
Quan điểm bấy lâu nay của Mỹ là nếu kênh ngoại giao khôngcho kết quả, những nước tuyên bố chủ quyền có quyền sử dụng các cơ chế pháp lýquốc tế.
Còn về sự kiện này, thông điệp đơn giản của tôi là tái nhắclại tầm quan trọng của sự kiềm chế, đối thoại cũng như luật quốc tế.
Liên quan đến vụ giànkhoan của Trung Quốc, ông vừa nói hôm qua Bộ Ngoại giao Mỹ đã có phát ngôn về vấnđề này. Nhưng tôi thấy một điều là Hoa Kỳ nói vụ việc liên quan đến vùng biểntranh chấp. Trên thực tế, theo tôi được biết, giàn khoan 981 của Trung Quốc đặtrất sâu trong khu vực đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và vùng nàyđã được Luật pháp quốc tế thừa nhận là thuộc chủ quyền, và quyền tài phán củaViệt Nam. Vậy có phải dường như Trung Quốc đã thành công khi họ làm cho quốc tếhiểu lầm rằng có tranh chấp trong khu vực này. Xin ông cho biết bình luận củamình.
Mỹ không đứng về phía bên tranh chấp nào trong tranh chấp ởBiển Đông. Tôi nghĩ công bằng khi nói cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủquyền trên Hoàng Sa. Có tranh chấp. Mỹ không thể nói quan điểm của bên nào mạnhhơn. Nhưng Mỹ và cộng đồng quốc tế có quyền kêu gọi tất cả các bên giải quyếttranh chấp theo phương thức hòa bình và giải quyết vấn đề theo đúng luật phápquốc tế.
Ngoài ra tuyênbố, Mỹ dự định làm gì để giải quyết hoặc tháo ngòi căng thẳng?
Tổng thống (Obama) trong chuyến thăm Đông Nam Á và Đông BắcÁ hai tuần trước đã tái khẳng định rõ cam kết lâu nay của Mỹ đối với an ninh, ổnđịnh và phát triển kinh tế của khu vực. Sự hiện diện đó, cam kết đó đã mang lạisự ổn định đáng kể trong nhiều thập niên qua.
Thứ hai, Mỹ có đối thoại về ngoại giao thẳng thắn, thực chấtvới tất cả các bên tuyên bố chủ quyền trong tranh chấp Biển Đông, và cả vấn đềtranh chấp ở Hoa Đông. Chúng tôi dùng những kênh này ở mọi cấp nhằm kêu gọi cácbên hướng tới những biện pháp ngoại giao mang tính xây dựng và được luật phápcho phép nhằm giải quyết khác biệt.
Thứ ba, Mỹ đã tham gia tích cực vào việc thúc đẩy phát triểnkinh tế khắp khu vực châu Á Thái Bình Dương, qua sự tham gia của chúng tôi ởAPEC, qua đàm phán của chúng tôi ở TPP, và qua những nỗ lực thương mại, kinh tế,đầu tư của chúng tôi.
Tôi tin rằng phát triển mối quan hệ kinh tế giữa các nướctrong châu Á Thái Bình Dương là một kênh xây dựng nhằm khuyến kích mối quan hệtốt đẹp giữa các nước láng giềng, khuyến kích giải pháp hòa bình và giảm nhữngđộng thái khiêu khích đơn phương.
Trung Quốc phải làmrõ tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông theo UNCLOS
Mỹ đã nói ủng hộPhilippines nhưng trên thực tế Trung Quốc đã xâm phạm bãi cạn Scarborough nhiềulần. Sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan ở vùng biển của Việt Nam có phải là hệquả của thái độ chưa cương quyết của Mỹ trong việc duy trì hòa bình ở Biển Đônghay không?
Tôi phải nói rõ rằng việc Mỹ ủng hộ mạnh mẽ Philippineskhông có nghĩa là Mỹ ủng hộ cho những tuyên bố chủ quyền của Philippines trên bấtkỳ thực thể đất nào ở Biển Đông. Chúng tôi ủng hộ một số vấn đề cụ thể nhưngkhông phải với tất cả. Chúng tôi ủng hộ tầm quan trọng của việc tuân thủ luậtquốc tế. Chúng tôi ủng hộ tầm quan trọng của tự do hàng hải và thương mại đúngluật. Chúng tôi ủng hộ những ràng buộc của những cam kết của chúng tôi vớiPhilippines với tư cách là đồng minh theo hiệp ước. Nhưng chúng tôi không nêuquan điểm trong những tuyên bố chủ quyền của Philppines. Đó là điều tôi muốnlàm rõ.
Tuyên bố được đưa ra ở Washington đã chỉ ra một loạt nhữngbước và hành xử của Trung Quốc để đưa ra tuyên bố chủ quyền của họ.
Giờ đây mỗi nước có quyền ủng hộ cho quan điểm của họ, chotuyên bố của họ đối với vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Tuy nhiên, quan điểm nhấtquán của Mỹ là ủng hộ đó phải bằng phương thức ngoại giao và phương thức để đưara tuyên bố chủ quyền phải theo luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợpquốc về Luật biển (UNCLOS).
Vậy ngài có thể nói việcđặt giàn khoan của Trung Quốc là vi phạm những quy tắc đó (Công ước luật biển)?
Chúng tôi tin rằng, như chúng tôi đã ra tuyên bố nói rõ ởWashington, trách nhiệm của Trung Quốc là phải định rõ tuyên bố chủ quyền của họtuân thủ theo UNCLOS và đó sẽ là cơ sở để tìm câu trả lời cho câu hỏi bạn vừa hỏi.
Ông đã đề cập rằng cácbên tranh chấp phải kiềm chế dùng vũ lực. Tuy nhiên, trong đoạn clip mà Bộ Ngoạigiao Việt Nam công bố ngày hôm qua, tàu quân sự, tàu tuần tra của Trung Quốc đãđâm vào tàu Việt Nam. Vậy ngài nhìn nhận như thế nào về việc Trung Quốc dùng vũlực đối với tàu Việt Nam?
Mỹ rất quan ngại trước bất kỳ hành động nguy hiểm nào trênbiển và chúng tôi phản đối bất kỳ hành động hăm dọa nào của các tàu đặc biệt làtrên các vùng biển tranh chấp. Đó là lý do vì sao tôi tiếp tục nhấn mạnh thôngđiệp thông qua các kênh ngoại giao, chính trị và qua báo chí, mỗi bên phải hànhxử với thái độ an toàn, trách nhiệm và đúng mực. Mỗi bên cần phải kiềm chế.
Nguồn Dân Trí