Reuters

 
Kim Minh Chủ Nhật | 18/02/2018 11:02

Mỹ- Trung "loảng xoảng" trước cuộc chiến sắt thép

Mỹ-Trung đã bắt đầu áp dụng biện pháp trừng phạt thương mại trong một diễn biến mà bộ thương mại Trung Quốc cảnh báo có thể trở thành một "vòng luẩn quẩn".

→Mỹ có thể tăng thuế và giảm nhập khẩu nhôm và thép từ Việt Nam

Bộ Thương mại Mỹ khuyến nghị áp thuế quan nặng lên Trung Quốc và các nước khác để chống lại tình trạng dư thừa thép và nhôm toàn cầu, đưa ra một loạt các lựa chọn khả dĩ trong một báo cáo cho Tổng thống Donald Trump.

Theo loạt khuyến cáo được tiết lộ ngày 16/2, Bộ Thương mại Mỹ đề xuất ba kịch bản để bảo vệ an ninh quốc gia và người lao động Mỹ.

Lựa chọn thứ nhất, được AFP nhắc đến, là đánh thuế toàn bộ hàng nhập khẩu của hai lĩnh vực được cho là chiến lược này, ít nhất là 24% đối với thép nhập khẩu và ít nhất là 7,7% đối với nhôm nhập khẩu, không căn cứ vào nguồn gốc.

Lựa chọn thứ hai là đánh thuế mạnh hơn nữa đối với một số nước, ít nhất là 53% đối với hai mặt hàng trên đến từ 12 nước, trong đó có Trung Quốc, Nga, Brazil, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Lựa chọn thứ ba là áp dụng hình thức hạn ngạch, có thể ở mức 86,7% tổng số lượng nhập khẩu năm 2017.

Tổng thống Donald Trump có thời hạn đến ngày 11/4 để giải quyết hồ sơ thép và đến ngày 19/4 về hồ sơ nhập khẩu nhôm. Tuy nhiên, ông không nhất thiết phải chọn một trong ba giải pháp trên mà có thể sửa đổi hoặc quyết định áp dụng mức thuế còn cao hơn mức thuế được đề xuất.

My- Trung
Sản xuất thép xuất khẩu của Trung Quốc- Reuters.

Hành động này cho phép ông Trump có cơ hội giáng một đòn gây chú ý cho chính sách thương mại "Nước Mỹ trước tiên" của ông. Ông sẽ quyết định về các biện pháp này vào tháng sau nhưng đã khơi lên lo sợ về hành động trả đũa và một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

"Nếu quyết định cuối cùng của Mỹ ảnh hưởng đến lợi ích của Trung Quốc, chúng tôi sẽ có những biện pháp cần thiết để bảo vệ các quyền của chúng tôi," Vương Hạ Quân, một cục trưởng tại bộ thương mại Trung Quốc, nói trong một thông cáo phản hồi báo cáo của Mỹ.

"Các kết luận của các cuộc điều tra (của Bộ Thương mại Hoa Kỳ) là vô căn cứ và không tương ứng với thực tế," ông nói.

Trung Quốc cũng cảnh báo họ sẽ có những biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của mình nếu Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại cứng rắn lên thép và nhôm xuất khẩu của Trung Quốc.

Trung Quốc sản xuất khoảng một nửa lượng thép của thế giới nhưng cung cấp ít hơn hai phần trăm lượng thép mà Mỹ nhập khẩu. Mỹ và EU lập luận rằng sản lượng thép dư thừa của Trung Quốc được nhà nước trợ giá rất nhiều và đã đẩy giá thế giới xuống thấp, gây tổn hại đến sản xuất trong nước của họ.

Ông Trump cáo buộc Bắc Kinh làm kiệt quệ ngành thép và nhôm ở Mỹ, nói rằng ông "đang xem xét tất cả các lựa chọn." Ông Trump nói ông đang "xem xét tất cả các lựa chọn," bao gồm thuế quan và hạn ngạch, sau khi ông cáo buộc Trung Quốc làm suy yếu ngành sản xuất thép và nhôm của Mỹ.

Washington đã áp đặt một loạt mức thuế quan đối với hàng hóa do Trung Quốc sản xuất, khơi lên nỗi lo sợ về một cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới trong khi Trung Quốc cũng đe dọa hành động.

My- Trung
 

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng, tuyên bố rằng "bất kỳ dấu hiệu nào của chủ nghĩa đơn phương hoặc chủ nghĩa bảo hộ sẽ ... làm trầm trọng thêm các vấn đề thương mại toàn cầu và sẽ phương hại đến đà hồi phục của nền kinh tế thế giới."

Mỹ-Trung đã bắt đầu áp dụng biện pháp trừng phạt thương mại trong một diễn biến mà Bộ Thương mại Trung Quốc cảnh báo có thể trở thành một "vòng luẩn quẩn".

Ngày 27/12/2001, Tổng thống George W. Bush đã quyết định trao cho Trung Quốc quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (Tối huệ quốc), chấm dứt cuộc tranh luận trường kỳ tại quốc hội Mỹ đồng thời dỡ bỏ rào cản lớn nhất trong việc phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai bên. 17 năm sau, năm 2018, Mỹ trở thành quốc gia kiện Trung Quốc lên WTO nhiều nhất, với 21 lần. Với chính sách "Nước Mỹ trước tiên", Tổng thống Donald Trump gia tăng các vụ kiện nhắm vào Trung Quốc là một thực tế khó tránh.

Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố số liệu cho thấy, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ trong năm 2017 tăng 13% so với năm trước đó. Theo đó, thặng dư thương mại của Trung Quốc với nền kinh tế đầu tàu thế giới trong năm 2017 đạt khoảng 288 tỷ USD, vượt qua con số kỷ lục 260,8 tỷ USD đạt được năm 2015.