Thứ Ba | 12/06/2012 09:20

Mỹ trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng tài chính kiểu châu Âu

Mỹ đang ở trong tình trạng nguy hiểm mà nếu không hành động có thể dẫn tới khủng hoảng tài chính kiểu châu Âu.

Đây là cảnh báo của ông Max Baucus, chủ tịch Ủy ban tài chính Thượng viện Mỹ hôm 11/6.

Ông Baucus cho biết ông đang trong cuộc đàm phán lưỡng đảng để tìm kiếm giải phápđi đến đồng thuận chính sách cuối năm, nhằm ngăn chặn tác động của quyết địnhtài chính tự động có hiệu lực nếu Quốc hội Mỹ không thống nhất về kế hoạch ngânsách, được chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke gọi là "váchđá tài chính". Đàm phán tập trung vào kế hoạch 2 đảng đề xuất, baogồm Simpson-Bowles, kế hoạch của Ủy ban tài chính cho Tổng thống.

Kế hoạch phác thảo một số lựa chọn, bao gồm giảm hỗ trợ thuế hiện tại từ 6 xuống3, giảm thuế suất cá nhân cao nhất 35% xuống 24-27%. Nó cũng giới hạn lãisuất thế chấp và khấu trừ chăm sóc ý tế, chuyển chúng sang nợ.

Baucus cũng cho rằng thay đổi luật thuế nào cũng phải nhằm tăng thu, đối lập vớilập trường của Đảng Cộng hòa, trước đó kêu gọi giảm thuế thu nhập cá nhân caonhất 35% xuống 25%. Đảng Cộng hòa cũng ủng hộ một cơ chế "nhanh" cóthể buộc cải cách thuế nếu Quốc Hội  không thể quyết định trước thời hạn,và vẫn đang soạn chi tiết cho nó. Baucus cho rằng có thể cân nhắc lựa chọn này.

Về vấn đề cải cách thuế doanh nghiệp, Baucus lưu ý các quốc gia khác đã chuyển sang các hệ thống thuế "lãnh thổ", trong đó thu nhập bênngoài quốc gia không phải chịu thuế của nước đó mà chỉ phải chịu thuế chính quyền địaphương nước ngoài, để giữ các doanh nghiệp củamình không ra nước ngoài, và họ cũng có những quy định chặt chẽ ngăn chặn lợinhuận chuyển ra nước ngoài. Rất nhiều công ty Mỹ cũng ủng hộ hệ thống thuế "lãnh thổ" này.

Hệ thống thuế của Mỹ mang tính chất “toàn thế giới”, yêu cầu các công ty trảthuế trên thu nhập ở nước ngoài mà đem về Mỹ. Các doanh nghiệp cho rằng hệ thốngnhư vậy thực sự khuyến khích họ chuyển hoạt động và giữ lợi nhuận ở nước ngoàinhằm tránh thuế.

Sau cuộc bầu cử, Quốc hộisẽ phải giải quyết các vấn đề tài khóa, bao gồm hết hạn cắt giảm thuế tạm thờitừ thời Tổng thống George Bush, yêu cầu cắt giảm ngân sách từ năm ngoái, vàhàng loạt vấn đề về thuế.

Vấn đề này đến khi Mỹ đang trong bối cảnh gặp khó khăn trong tăng trưởng, đểthoát khỏi khủng hoảng tài chính và suy thoái, khiến thâm hụt ngân sách liênbang vượt 1.000 tỷ USD trong 3 năm liên tiếp và nhiều khả năng tiếp tục trongnăm thứ 4. Bên cạnh đó, khủng hoảng châu Âu cũng đe dọa hồi phục kinh tế ở Mỹ.

Hành động trong kế hoạch giảm thâm hụt và cải cách hệ thống thuế đã ngừng trong2 năm qua khi Đảng Dân chủ và Đảng Cộng Hòa không thể vượt qua bất đồng do ĐảngDân chủ muốn tăng thuế đánh vào người giàu, còn Đảng Cộng hòa muốn tập trung cắtgiảm chi tiêu mà không tăng thuế nào cả. Cả 2 đảng đều nói họ ủng hộ cải cáchthuế, đồng nghĩa với giảm thuế suất biên đồng thời giảm thuế ưu đãi cho cácngành công nghiệp hay nhóm riêng lẻ.

Nguồn CNBC/ DVT


Sự kiện