Hội nghị Bộ trưởng Quốc Đông Nam Á. (AFP)

 
Hà Cúc Thứ Hai | 23/10/2017 22:40

Mỹ tái cam kết duy trì ảnh hưởng tại Đông Nam Á

Mỹ tái khẳng định ủng hộ các nước Đông Nam Á trong vấn đề tự do hàng hải và khống chế tham vọng bành trướng của Trung Quốc.

Ngày 23.10, Hội nghị Bộ trưởng Quốc Phòng Đông Nam Á ADMM diễn ra tại Philippines. Theo AP, tại đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tái khẳng định nước này vẫn luôn kiên quyết ủng hộ các nước Đông Nam Á trong vấn đề tự do hàng hải, đồng thời, coi sự đoàn kết của của khối ASEAN giống như một thành lũy chống lại tham vọng bành trướng của chính quyền Bắc Kinh.

Đông Nam Á, với vùng Biển Đông giàu tài nguyên và khoáng sản, luôn là nơi mà cả Washington và Bắc Kinh tranh giành tầm ảnh hưởng. Song quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Tổng thống Donald Trump đã làm suy giảm phần nào ảnh hưởng của Washington với vùng biển này. Ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực Đông Nam Á đang suy giảm kể từ khi Tổng thống Donald Trump dường như từ bỏ chính sách “xoay trục sang châu Á” của người tiền nhiệm Barack Obama. Thêm vào đó, việc Trung Quốc theo đuổi chính sách đối thoại song phương với từng thành viên ASEAN khiến nội bộ khối này bị chia rẽ.

Trong bối cảnh trên, phát biểu của Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ có thể được xem như một lời trấn an và cam kết duy trì ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á-Thái Bình Dương nói chung.

My tai cam ket duy tri anh huong tai Dong Nam A
ASEAN đang vượt qua Trung Quốc về thu hút đầu tư.

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tìm cách thúc đẩy ASEAN đoàn kết thành một khối thống nhất để chống Trung Quốc, nhân hội nghị bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM plus). 

Tuyên bố với giới báo chí trước khi đến dự hội nghị, ông Mỹ Jim Mattis nhấn mạnh, ASEAN phải là nơi tập hợp “những quốc gia muốn có các mối quan hệ song phương dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, chứ không phải bằng sức mạnh kinh tế hay quân sự. Mỹ cam kết ủng hộ hết mình khối ASEAN”.

Trung Quốc sẽ thiết lập sự kiểm soát thực tế đối với các vùng biển, không phận và các nguồn tài nguyên tại Biển Đông. Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động tuần tra tại các vùng biển có tranh chấp, bỏ qua các hoạt động quấy nhiễu của Trung Quốc, các bên tranh chấp sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Kết quả là hệ thống quốc tế và trật tự tại khu vực châu Á sẽ bị thay đổi vĩnh viễn theo hướng phương hại các lợi ích của Mỹ.

Trong bối cảnh trật tự dựa trên các quy định không được Trung Quốc tôn trọng, Mỹ cần gia tăng sự ủng hộ về mặt quân sự đối với các nước lớn khác tại khu vực như Úc, Nhật Bản và Ấn Độ nhằm tạo thế cân bằng với Trung Quốc. 

Tờ Financial Times nhắc lại, Bắc Kinh đã khôn khéo theo đuổi chính sách phát triển quan hệ song phương riêng rẽ với từng nước thành viên hòng chia rẽ khối ASEAN. Và Trung Quốc phần nào đã thu được những kết quả nhất định.

Từ việc ASEAN không đề cập đến phán quyết của La Haye năm 2016 liên quan đến các tranh chấp lãnh hải, cho đến việc dần lôi kéo một số quốc gia thành viên rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc. Ban đầu là Campuchia, Lào, nay những quốc gia đồng minh của Mỹ như Thái Lan, Philippines cũng bắt đầu bị lung lay.

Trong trước mắt nguy cơ xảy ra đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là rất thấp, nhưng giới chuyên gia không loại trừ khả năng một sự leo thang bất ngờ giữa hai nước này. Bởi vì, còn có một vài nước trong khu vực vẫn xem Hoa Kỳ như là một đối trọng trước việc Trung Quốc gia tăng bành trướng sức mạnh kinh tế và quân sự.