Chủ Nhật | 01/04/2012 16:10

Mỹ sắp thành bản sao của Pháp?

Đạo luật chăm sóc sức khỏe của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đang gây tranh cãi và vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của phe Cộng hòa.
Đầu tuần này, các thẩm phấn của Tòa án tối cao Mỹ đã tỏ thái độ phản đối việc xác nhận sắc lệnh chăm sóc sức khỏe của Obama. Các luật sư của chính quyền Obama tranh luận rằng sắc lệnh về việc mua bảo hiểm sức khỏe là một phần mở rộng của Điều luật Thương mại, điều luật có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong Hiến pháp Mỹ vào những năm 1930.

Cuộc bàn luận không nhất thiết dẫn tới việc sắc lệnh này của Obama sẽ bị lật lại. Vẫn có những lý do chính đáng để Tòa án xác nhận sự độc lập của đạo luật này.

Sẽ có hai hệ quả nếu điều này thực sự xảy ra vào tháng sáu: Điều khoản Thương mại sẽ trở nên lỏng lẻo, và dẫn đến một hệ quả lớn hơn: ngày Mỹ trở thành Pháp.

Cũng giống như Mỹ, Pháp cũng đề cập đến yếu tố “tự do” trong bản rút gọn của tuyên ngôn thành lập đất nước. các nền dân chủ luôn khởi đầu từ tự do nhưng không phải tất cả đều có thể duy trì nó.

uyHiện nay Pháp đang phải trải qua thời kỳ suy thoái kinh tế vì cơ cấu của chính phủ bị tập trung hóa một cách nghiêm trọng. Câu chuyện trên tờ New York Times một vài tuần trước được ghi nhận ở hai thị trấn nhỏ ở biên giới Đức và Pháp sẽ phần nào minh họa sự tập trung hóa đó đã ảnh hưởng như thế nào đến hy vọng quốc gia.

Sélestat ở vùng Alsace của Pháp có tỷ lệ thất nghiệp là 8% và tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên là 23%. Chỉ ngay phía bên kia biên giới, những tỷ lệ tương ứng của Emmendingen của nước Đức chỉ là 3% và 7%. (Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ những ngày này đang tiến gần hơn đến con số của Sélestat.)

Thị trưởng của Sélestat đã đưa ra lý do cho sự khác biệt này. Tại Đức, ông cho biết, chính quyền địa phương và tiểu bang có thể thiết lập nhiều quy tắc riêng của họ. Còn ở Pháp, "Bộ Giáo dục quốc gia muốn giữ tất cả dưới sự kiểm soát của mình." Đạo luật “Chăm sóc sức khỏe với chi phí hợp lý” là con đường chúng tôi tiếp cận với Bộ giáo dục Pháp. Đối với những người soạn thảo ra đạo luật này, đạo luật của Obama có thể được coi như bản án tử hình mang tính nhân đạo.

Nhưng câu chuyện này còn chứa đựng nhiều hơn, không chỉ là một phong trào đang nhen nhóm một-vì-tất cả của chính phủ hứa hẹn xuất phát từ những vùng khác nhau của đất nước đến trung tâm của nước đó. Đóng vai trò quan trọng không kém là những nhà làm luật.

Những nhà làm luật là những trí thức soạn thảo và cho thi hành hệ thống pháp luật công cộng mà toàn bộ cư dân của một nước phải tuân theo. Những nhà làm chính sách của Pháp là những người nổi tiếng nhất trên thế giới và họ được ngưỡng mộ nhất bởi những người đã soạn thảo ra Luật chăm sóc sức khỏe của Obama.

Đạo luật “Chăm sóc sức khỏe với chi phí hợp lý” không chỉ là một “đạo luật” thông thường gây tranh cãi tại Tòa án Tối cao trong tuần qua. Nó thực sự có thể được ví như một cỗ máy khổng lồ của Rube Goldberg.

Dày 2700 trang với tất cả các vấn đề của chăm sóc sức khỏe đã được các nhà kinh tế và bác sĩ của quốc gia tập hợp từ vô vàn những điều tra về dữ liệu ở bệnh viện. Ngoài ra còn có sự tham gia của 15 học giả về chăm sóc sức khỏe của Hội đồng Tư vấn Thanh toán độc lập, những người sẽ điều hành và điều chỉnh nguồn cung cấp thuốc thông qua các dịch vụ chăm sóc sức khỏe quốc gia.

Chủ tịch hội đồng cố vấn pháp luật Donald Verrilli đã quả quyết với Tòa án tối cao rằng đạo luật tuyệt vời này sẽ có lợi cho tất cả mọi người một khi tất cả chịu tham gia.

Đối với những người khác trong liên minh của Obama, lý lẽ phản đối đối với những đạo luật mở rộng này chủ yếu là về những khái niệm trừu tượng. Những lý lẽ phản đối liên quan đến tự do hóa không có ý nghĩa gì. Đạo luật Sức khỏe của Obama chính là một kiệt tác của những khái niệm trừu tượng của những nhà làm luật. Tuy nhiên, 67% người Mỹ được hỏi tin rằng kiệt tác này là trái với hiến pháp.

Trong những trang cuối cùng của cuốn “Nguồn gốc ý tưởng của cuộc Cách mạng Mỹ”, Bernard Bailyn đã tóm tắt những lo ngại cốt lõi về sự lan tỏa của Đạo luật chăm sóc sức khỏe chi phí thấp, những ý kiến này đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn của dư luận: Trong hội nghị Philadelphia, với sự chú tâm đặc biệt và tinh tế, một hiến pháp đồ sộ đã được soạn thảo với sức mạnh tập trung đủ lớn nhưng cũng có sự phân chia hợp lý đủ để ngăn chăn sự độc quyền về sức mạnh hay ảnh hưởng của bất kỳ cá nhân hay nhóm người nào đến toàn thể quốc gia.

Nguồn WSJ/DVT


Sự kiện