Tổng thống Joe Biden cầm một con chip bán dẫn trong bài phát biểu của mình trước khi ký lệnh điều hành nền kinh tế vào ngày 24.2: tìm cách đưa Mỹ trở lại cuộc đua công nghệ. Ảnh: Nikkei Asian Review.
Mỹ sẵn sàng cạnh tranh trở lại bằng cách xây dựng lại “cơ bắp” kinh tế
Theo Nikkei Asian Review, khi Chủ tịch Tập Cận Bình vạch ra kế hoạch 5 năm mới nhất của Trung Quốc nhằm thống trị nền kinh tế toàn cầu, có lẽ ông ấy đang nhớ đến cựu Tổng thống Donald Trump.
Chủ tịch Trung Quốc sẽ không bỏ lỡ 4 năm qua về thuế quan, lệnh cấm doanh nghiệp và những dòng tweet từ Nhà Trắng. Nhưng điều quan trọng hơn đối với Bắc Kinh là điều mà người tiền nhiệm của Tổng thống Joe Biden đã không làm.
Ngược lại, Tổng thống Biden đang chuẩn bị cho nền kinh tế lớn nhất thế giới “tập gym” trở lại và bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm của chính quyền Washington.
Tất nhiên, đầu tiên là đánh bại COVID-19. Ông Biden đã thúc đẩy chương trình tiêm chủng của Mỹ với nỗ lực mang các nhà sản xuất vaccine đối thủ lại với nhau để có đủ lượng vaccine cho tất cả người trưởng thành của Mỹ vào tháng 5. Tổng thống Biden cũng thúc đẩy chính phủ “bơm” thêm 1.900 tỉ USD vào nền kinh tế.
Tuy nhiên, kế hoạch chi tiêu lớn vào cơ sở hạ tầng của ông Biden, thắt chặt các yêu cầu của Mỹ trong mua sắm của chính phủ, cắt Trung Quốc ra khỏi chuỗi cung ứng và tăng cường thực thi chống độc quyền sẽ khiến chính quyền Bắc Kinh phải lo lắng.
Mỹ cần kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc đến mức nào, thì nước này cũng phải thực sự cạnh tranh với quốc gia đông dân nhất.
Cựu Tổng thống Trump đã thực hiện 90% việc ngăn chặn, khiến Mỹ ở một vị trí thậm chí còn tồi tệ hơn để cạnh tranh. Đối với tất cả những gì ông nói về xoay trục sang châu Á, nhiệm kỳ tổng thống 2009-2017 của ông Barack Obama chủ yếu là giải quyết hậu quả từ cuộc suy thoái kinh hoàng năm 2008. Những năm 2001-2009, Tổng thống George W. Bush bị chi phối bởi các cuộc chiến tranh ở Trung Đông chứ không phải Trung Quốc.
Cựu Tổng thống Obama, với sự tín nhiệm của mình, đã thử sức với khả năng làm việc đa nhiệm. Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương của Mỹ thời ông Obama là cơn ác mộng tồi tệ nhất của ông Tập. Mối quan hệ trên tạo ra một nhóm 12 quốc gia, chiếm 40% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu, mong muốn san bằng sân chơi so với Trung Quốc.
Ông Trump đã làm cho năm 2017 của ông Tập trở nên tuyệt vời bằng cách rút Washington ra khỏi thỏa thuận trên. Năm ngoái, ông Tập đã nhảy vào khoảng trống do ông Trump tạo ra với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực gồm 15 quốc gia lấy Trung Quốc làm trung tâm.
Cựu Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình tham dự một bữa tối cấp nhà nước ở Bắc Kinh vào tháng 11.2017. Ảnh: Reuters. |
Sự thay đổi đã diễn ra, Tổng thống Biden hiện đã tham gia lại TPP và phát triển thành viên của mình. Nhưng công việc thực sự là đưa một nước Mỹ bị tổn thương trở lại vị thế trước đây. Điều đó có nghĩa là phải di dời “võ đường sáng tạo” của quốc gia. Điều duy nhất mà Thung lũng Silicon tạo ra trong 4 năm qua là những cách tốt hơn để bán quảng cáo.
Cuối cùng, Mỹ đã quay trở lại công việc nâng cao năng suất, tăng cường giáo dục và nâng cấp cơ sở hạ tầng từ lưới điện, viễn thông đến đường sắt cao tốc trong khi giảm lượng khí thải carbon.
Trung Quốc đang chuẩn bị cho “lệnh điều hành” sắp tới của ông Biden để bắt tay với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các đồng minh công nghệ cao khác để xây dựng chuỗi cung ứng chip bán dẫn và các sản phẩm chiến lược khác mà ít phụ thuộc hơn vào nền kinh tế của ông Tập.
Không ngạc nhiên khi Bắc Kinh bác bỏ nỗ lực này. Các nỗ lực của chính quyền của ông Tập Cận Bình chính là vươn ra ngoài biên giới chip nội địa, pin dung lượng lớn, dược phẩm và các vật liệu trọng yếu như đất hiếm.
Theo một cách khôn ngoan, ông Biden đang tìm cách đưa Mỹ trở lại cuộc đua công nghệ cho năm 2025 và hơn thế nữa. Trong khi ông Trump chỉ mang lại nhiên liệu hóa thạch, Trung Quốc của ông Tập đang đầu tư hàng nghìn tỉ USD để sở hữu tương lai của hàng không vũ trụ, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, tiền tệ kỹ thuật số, xe điện, mạng 5G, năng lượng tái tạo, robot, chất bán dẫn và khai thác các kỳ lân công nghệ để biến Thung lũng Silicon phía Đông thành hiện thực.
Trái ngược hẳn với ông Donald Trump, Tổng thống Biden muốn chi hàng trăm tỉ USD vào nghiên cứu và phát triển mới để ngành công nghệ Mỹ duy trì vị trí dẫn đầu. Cụ thể, là chính quyền Washington đã chỉ 300 tỉ USD vào ngành công nghệ. Ông Biden có lẽ sẽ phải suy nghĩ lớn hơn với mức độ mà nhóm của ông Tập đã sử dụng trong 4 năm qua để đạt được hiệu quả tốt.
Trong khí đó, nhiều mục tiêu của ông Tập - một phản ứng không rõ ràng đối với COVID-19; dập tắt hy vọng dân chủ của Hồng Kông; đụng độ với Ấn Độ; các hành động khiêu khích ở Biển Đông; đàn áp cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ - quyền lực mềm của Bắc Kinh khó có thể được ủng hộ trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, về kinh tế, Trung Quốc đã chạy vòng quanh Mỹ mà quên mất trọng tâm phải là năm 2025, chứ không phải năm 1985. Điều đó lại được tái hiện ở Bắc Kinh trong tuần này khi chính phủ Trung Quốc có kế hoạch đặt cược lớn vào các công nghệ mới nổi từ công nghệ sinh học đến điện và hydro và thiết kế chip máy tính mà không cần sự trợ giúp của Intel, Nvidia, Qualcomm và các công ty cùng ngành.
Đây là nơi mà trận chiến kinh tế thực sự cho ngày mai đang diễn ra. Và khi ông Tập triển khai chiến dịch tiếp theo của Trung Quốc, thì Nhà Trắng của ông Biden cũng đang chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh thực sự mà ông Tập sợ hãi.
Có thể bạn quan tâm: