Thứ Bảy | 31/05/2014 14:48

Mỹ, Nhật, Australia phản đối việc dùng vũ lực thay đổi hiện trạng

Ba nước phản đối những cố gắng thay đổi hiện trạng châu Á bằng vũ lực, trong bối cảnh Trung Quốc đang gây căng thẳng trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Aus-jap-us-4208-1401505015.jpg

Từ trái sang:Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, Bộ trưởng Quốc phòngAustralia David Johnston và Bộ trưởng Quốc phòng NhậtItsunori Onodera. Ảnh: KyodoNews

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cùng các bộ trưởng Australia DavidJohnston và Mỹ Chuck Hagel hôm qua có cuộc hội đàm bên lề Diễn đàn An ninh châu Á tạiSingapore.

Đại diện ba bên trao đổi về tình hình an ninh châu Á, đặc biệt nhấn mạnh vấn đềan ninh hàng hải, thông cáo của bộ Quốc phòng Mỹ cho hay. Theo đó, các bộ trưởng "bày tỏ sựphản đối mạnh mẽ đối với việc dùng vũ lực và đơn phương thay đổi hiện trạng" trên vùng biển khuvực.

Các bên ủng hộ việc duy trì tự do hàng hải và hàng không tại châu Á, đồngthời mong muốn "luật pháp quốc tế được tôn trọng và các hoạt động thương mại hợp pháp không bị cảntrở".

Khi thảo luận về tình hình trên Biển Đông hiện nay, cụ thể là mâu thuẫn giữaTrung Quốc với các nước láng giềng do tranh chấp chủ quyền trên biển, ba bộ trưởng đề nghị các bênliên quan "hạn chế những hành vi khiến căng thẳng leo thang". Họ kêu gọi giải quyết tranh chấpthông qua luật pháp quốc tế, dựa trên Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Babộ trưởng thúc giục Trung Quốc cùng ASEAN sớm đạt được thỏa thuận về Bộ Quy tắc ứng xử trên BiểnĐông (COC).

Đây là cuộc hội đàm bên lề Diễn đàn An ninh châu Á, còn gọi là Đối thoạiShangri-La, được tổ chức từ 30/5 đến 1/6 tại Singapore. Sự kiện diễn ra gần một tháng sau khi TrungQuốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong thềm lục địa Việt Nam. Bắc Kinh còn điều nhiều tàu vàmáy bay đến cản trở lực lượng chức năng Việt Nam thi hành nhiệm vụ, thậm chí tấn công, đâm chìm tàucá Việt Nam.

Ngoài ra, tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc với Nhật Bản và Philippines, cùngtranh cãi về vùng nhận dạng phòng không Bắc Kinh tự áp đặt trên biển Hoa Đông, khiến tình hìnhtrong khu vực ngày càng nghiêm trọng. Mỹ từng nhiều lần lên án những hành động này của Bắc Kinh lànỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng khu vực.

Theo giới quan sát, vấn đề tranh chấp và căng thẳng trên biển là một chủ đềquan trọng tại các phiên thảo luận. Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị hômqua, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng tuyên bố dành sự ủng hộ tối đa cho Đông Nam Á.Ông Abeca ngợi nỗ lực của các nước ASEAN nhằm đảm bảo an ninh biển, an ninh hàng không,cũng như duy trì tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.

Nguồn VnExpress


Sự kiện