53% người tiêu dùng sử dụng ứng dụng kỹ thuật số để gửi và nhận tiền trên toàn cầu. Ảnh: TL.

 
Lam Nhi Thứ Tư | 03/07/2024 17:42

Mỹ là nước có lượng kiều hối gửi ra nước ngoài nhiều nhất

Kiều hối đã nổi lên như một huyết mạch quan trọng đối với nhiều nền kinh tế, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển.

Theo Báo cáo Di cư Thế giới năm 2024, lượng kiều hối đã tăng tổng thể trong những thập kỷ gần đây, từ 128 tỉ USD năm 2000 lên 831 tỉ USD năm 2022. Điều thú vị là kiều hối kỹ thuật số đã trở thành phương thức được người tiêu dùng trên toàn thế giới ưa chuộng, với 53% người tiêu dùng sử dụng ứng dụng kỹ thuật số để gửi và nhận tiền trên toàn cầu.

Các quốc gia nhận được lượng kiều hối cao nhất trên toàn cầu thường là những quốc gia có cộng đồng người di cư lớn và nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào dòng tiền này. 

10 quốc gia hàng đầu theo số lượng kiều hối được gửi nhiều nhất, tính bằng USD hiện tại, dựa trên dữ liệu năm 2022 từ Knomad. Cụ thể, các tổng chuyển khoản được hiển thị này thể hiện các khoản chuyển tiền cá nhân hoặc tiền được gửi giữa các cư dân ở quốc gia này sang quốc gia khác, bao gồm chuyển khoản cá nhân và thù lao cho công việc được thực hiện ở nước ngoài. Nó không bao gồm và tách biệt với đầu tư nước ngoài.

Mỹ luôn là nơi có dân số nhập cư lớn nhất thế giới (45 triệu người vào năm 2022), lý do chính dẫn đến đứng đầu về gửi tiền ra nước ngoài trong hai thập kỷ qua. Các quốc gia có số lượng người di cư lớn nhất tại Mỹ bao gồm người Ấn Độ, Philippines và Mexico có xu hướng là những quốc gia tiếp nhận nhiều nhất các dòng người này.

Tương tự, người nhập cư chiếm gần 80% dân số ở UAE (xếp thứ 2 với 80 tỉ USD gửi về), tỉ lệ cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

 

Việc đặt các quốc gia gửi nhiều tiền ra nước ngoài nhất cạnh những quốc gia nhận tiền từ nước ngoài sẽ tiết lộ các mô hình địa lý rộng lớn. Các nền kinh tế tiên tiến (ở Bắc Mỹ và châu Âu) là những nước gửi nhiều nhất đến các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á và châu Phi.

Cuối cùng, Thụy Sĩ, Hà Lan và Luxembourg được coi là các trung tâm tài chính nước ngoài và có thể được sử dụng làm điểm dừng trung gian trong quá trình di chuyển tiền trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, con số 2,869 tỉ USD kiều hối trong quý I năm nay chiếm 30,3% so với cả năm 2023. Trong năm 2023, lượng kiều hối về TP.HCM đạt mức cao kỷ lục khi lên gần 9,5 tỉ USD, chiếm hơn một nửa trong tổng nguồn cả nước là 16 tỉ USD. Một lý do quan trọng dẫn đến lượng kiều hối tăng mạnh là lực lượng xuất khẩu lao động gia tăng những năm gần đây. Đơn cử, năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi lao động, học tập thêm hơn 158.000, tăng hơn 11% so với năm 2022. Có khoảng 650.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 30 nhóm ngành nghề và thời hạn hợp đồng khác nhau.

Ngoài ra, theo số liệu từ Bộ Ngoại giao, hiện có 6 triệu người Việt sinh sống ở 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, 80% là các nước phát triển. Riêng tại TP.HCM có khoảng 2,9 triệu kiều bào đang sinh sống, làm việc tại các nước. Kiều hối khu vực châu Á gồm 3 thị trường lao động lớn nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Đối với thị trường Mỹ, châu Âu đối mặt lạm phát cao, bất ổn do ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine, Hamas - Israel nên lượng ngoại tệ của kiều bào gửi về VN dù có tăng nhưng không bằng châu Á.

Tại sao việc chuyển tiền cá nhân lại quan trọng? Đầu tiên, đáng kinh ngạc là có một tỉ người (khoảng 1/8 người trên thế giới) phụ thuộc vào tiền gửi về quê nhà. Vào năm 2022, 200 triệu lao động nhập cư đã gửi 800 tỉ USD về cho gia đình họ ở quê nhà. Ba phần tư số tiền nhận được được chi cho những nhu cầu cơ bản như thực phẩm, y tế và nhà ở. Do đó, kiều hối cá nhân có lẽ là một trong những động cơ không chính thức lớn nhất của sự chuyển đổi xã hội.

Có thể bạn quan tâm:

Xuất khẩu gạo 2 quý đầu năm thu về 2,98 tỉ USD

Nguồn Visualcapitalist