Thứ Bảy | 11/08/2012 15:04

Mỹ không được lợi từ thắng kiện Trung Quốc ở WTO

Thời gian giải quyết tranh chấp cùng tiến trình đàm phán sau cam kết kéo dài hạn chế lợi ích từ thắng kiện của các công ty Mỹ.
Trong số 14 khiếu nại Trung Quốc, về cơ bản Mỹ chiếm ưu thế trong 11 khiếu nại, 3 trường hợp còn lại đang chờ giải quyết. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ thắng 3 khiếu nại chống lại Mỹ và thua 4 vụ. Tuy nhiên, bất chấp chiến thắng áp đảo trong trong các phiên xử, mọi thứ mới chỉ bắt đầu, đàm phán tiếp sau giữa các bên mới quyết định sự thay đổi trong thực tiễn thương mại.

10 năm từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) qua, những vụ thắng kiện ban đầu Trung Quốc nhanh chóng giải quyết, giúp Mỹ giành được lợi ích. Tuy nhiên, những vụ kiện sau, Trung Quốc lại chống trả quyết liệt, cũng như gây khó khăn trong đàm phán hơn khi thua kiện. Diễn biến một loạt các vụ kiện Trung Quốc lên WTO, cùng phân tích từ các chuyên gia đã chứng minh điều này.

Có thể kể đến Mỹ thắng vụ kiện buộc Trung Quốc rỡ bỏ thuế nhập khẩu phụ kiện ô tô từ Mỹ. Tuy nhiên, chiến thắng này không tác động nhiều trong dài hạn khi tới thời điểm thắng kiện, Trung Quốc đã tương đối phát triển sản xuất động cơ, truyền tải và các bộ phận khác.

Một trường hợp khác, Mỹ mất 2 năm để thắng vụ kiện Trung Quốc hạn chế xuất khẩu phim Mỹ vào nước này năm 2009. Tuy nhiên chỉ sau chuyến thăm năm nay của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc - ông Tập Cận Bình, vụ việc mới chính thức đạt thỏa thuận cuối cùng, và thỏa thuận cũng rất giới hạn.

Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (Ảnh: AP)
Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (Ảnh: AP)

Greg Frazier, phó chủ tịch điều hành Hiệp hội điện ảnh Mỹ cho biết số lượng nhập khẩu phim công chiếu lần đầu tăng từ 20 lên 34 mỗi năm đã là một cuộc cách mạng. Trong khi đó,  để đạt được thỏa thuận, Mỹ phải đồng ý cho phép Film Group của Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu phim chính.

Một vụ kiện khác chống lại luật sở hữu trí tuệ lỏng lẻo năm 2007 của Trung Quốc, cũng sau 2 năm Mỹ mới thắng kiện . Tuy nhiên, thứ trưởng tài chính Mỹ về các vấn đề quốc tế Lael Brainard cho biết hiện nạn ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ ở Trung Quốc vẫn "tràn lan".

Gần đây Mỹ mới thắng vụ kiện liên quan tới việc giới hạn hoạt động các công ty thẻ tín dụng Mỹ ở Trung Quốc. Vấn đề bây giờ sẽ là kháng cáo cùng các vụ đàm phán kéo dài, mà trong thời gian đó công ty thanh toán điện tử khổng lồ của Trung Quốc China Unionpay, có thể tiếp tục củng cố địa vị thống trị thị trường dưới sự bảo vệ của chính phủ.

Chính quyền tổng thống Obama coi việc buộc Trung Quốc thực thi các hiệp định thương mại là trung tâm chính sách với Trung Quốc, đối thủ cạnh tranh đầy tham vọng của Mỹ. Trong đó, WTO đóng vai trò quan trọng với các nỗ lực này.

Tuy nhiên, đa phần các lĩnh vực trong thị trường Trung Quốc vẫn nằm ngoài tầm với của WTO. Trung Quốc được phép gia nhập WTO mà không mở cửa thu mua của chính phủ cho các công ty nước ngoài, và hứa sẽ thỏa thuận lại trong tương lai. Nhưng tới giờ Trung Quốc vẫn chưa đưa ra đề nghị thỏa mãn Mỹ và các thành viên WTO khác.

Các chuyên gia cho rằng buộc Trung Quốc tuân thủ luật WTO khó lòng làm thay đổi rộng rãi chính sách Trung Quốc. Người Trung Quốc "nghĩ họ có một mô hình tương đối tốt, với họ WTO có thể tạo ra những thay đổi nhỏ, nhưng không phải những thay đổi hệ thống lớn", theo Gary Hufbauer, chuyên giao giao dịch tại Viện kinh tế quốc tế Peterson nhận định.

Một số lãnh đạo công ty Mỹ như John G.Rice, phó chủ tịch General Electric còn cho rằng các công ty Mỹ nên tìm cách thích ứng với môi trường Trung Quốc khi Trung Quốc đang dần trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Hiện tại chính quyền Obama đang hy vọng vụ kiện về hạn chế xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc có thể chạm tới những vấn đề cốt lõi trong chính sách công nghiệp nước này. Các quan chức Mỹ mong rằng sự kiên trì trong việc tăng số lượng và tính phức tạp các vụ kiện gửi lên WTO, sẽ buộc các nhà lập pháp Trung Quốc ngừng áp dụng các biện pháp thương mại mà họ biết sẽ thua kiện.

Bên cạnh kiện lên WTO, Mỹ cũng tiến hành các biện pháp khác nhằm mở cửa thị trường Trung Quốc như áp hàng chục thuế quan với sản phẩm Trung Quốc được coi là bán phá giá. Các cuộc họp cấp cao thường xuyên với Trung Quốc để thúc đẩy các vấn đề kinh tế thương mại cũng thường xuyên được tổ chức.

Nguồn Washington Post/Khampha


Sự kiện