Thứ Bảy | 14/09/2013 20:39
Mỹ hy vọng Trung, Nhật giải quyết bằng ngoại giao
Mỹ hy vọng cam kết ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong bối cảnh tranh chấp quần đảo tại Biển Hoa Đông sẽ mang lại kết quả.
Theo Reuters, ngày 14/9, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel cho biết Mỹ hy vọng cam kết ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong bối cảnh tranh chấp quần đảo tại Biển Hoa Đông sẽ mang lại kết quả vì cả hai bên đều không muốn tình hình leo thang.
Phát biểu sau chuyến công du khu vực, ông Russel nói rằng thế giới không muốn nhìn thấy tranh chấp tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku vượt khỏi tầm kiểm soát.
Trả lời họp báo tại Bắc Kinh, ông Russel cho hay lợi ích toàn cầu mà sự ổn định kinh tế mang lại là quá lớn nên không thể chứng kiến "nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới đối đầu."
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe quyết tâm cải thiện quan hệ và đã kêu gọi đối thoại với Trung Quốc, song phản đối đặt điều kiện cho đàm phán.
Trong khi đó, Trung Quốc không có dấu hiệu muốn đáp lại lời đề nghị này, ngoại trừ cuộc trao đổi ngắn giữa hai nhà lãnh đạo tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) ở Nga, đồng thời khẳng định rằng chủ quyền của Bắc Kinh với quần đảo Điếu Ngư là không phải bàn cãi.
Phát biểu sau chuyến công du khu vực, ông Russel nói rằng thế giới không muốn nhìn thấy tranh chấp tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku vượt khỏi tầm kiểm soát.
Trả lời họp báo tại Bắc Kinh, ông Russel cho hay lợi ích toàn cầu mà sự ổn định kinh tế mang lại là quá lớn nên không thể chứng kiến "nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới đối đầu."
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe quyết tâm cải thiện quan hệ và đã kêu gọi đối thoại với Trung Quốc, song phản đối đặt điều kiện cho đàm phán.
Trong khi đó, Trung Quốc không có dấu hiệu muốn đáp lại lời đề nghị này, ngoại trừ cuộc trao đổi ngắn giữa hai nhà lãnh đạo tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) ở Nga, đồng thời khẳng định rằng chủ quyền của Bắc Kinh với quần đảo Điếu Ngư là không phải bàn cãi.
Nguồn Vietnam+