Mỹ đóng băng tài sản liên quan đến giao dịch nội gián thương vụ mua Smithfield Foods
Nhờ thông tin này, Rungruangnavarat đã bỏ túi tới 3,2 triệu USD tiền lời bất hợp pháp, SEC cho hay. Số tiền mà Rungruangnavarat kiếm được chủ yếu là nhờ mua lại các quyền chọn và các hợp đồng cổ phiếu giao sau của Smithfield trước khi thông tin vụ thâu tóm được công bố.
Cơ quan này cũng cho biết người bạn đã tư vấn cho Rungruangnavarat là một phó giám đốc một ngân hàng đầu tư ở Thái Lan, chịu trách nhiệm tư vấn cho công ty thực phẩm Charoen Pokphand Foods - đối thủ chính của Shuanghui. Charoen Pokphand Foods cũng từng cân nhắc mua lại Smithfield.
Phản ứng về vụ việc này, phát ngôn viên Smithfield từ chối đưa ra bình luận và cho biết chính sách của công ty là không thảo luận về việc làm ăn của khách hàng cá nhân.
Vụ việc trên một lần nữa khiến người ta nhớ lại vụ bê bối nội gián liên quan tới vụ mua lại công ty nước sốt HJ Heinz Co hồi đầu năm nay của tỷ phú đầu tư Warrent Buffett. Cả 2 vụ việc đều có hiện tượng các nhà đầu tư ồ ạt thâu tóm quyền chọn và hợp đồng cổ phiếu giao sau trước khi thông tin thâu tóm được công bố.
Ở cả 2 trường hợp, cách làm thường thấy của các nhà quản lý Mỹ là nhanh chóng phong tỏa và đóng băng tài sản của những thương nhân bị nghi trục lợi bất hợp pháp từ giao dịch nội gián.
Theo nghiên cứu của hãng nghiên cứu đầu tư Schaeffer, giao dịch nội gián là một hiện tượng khá phổ biến trong thị trường Mỹ và có tỷ lệ lợi nhuận rất cao. Thống kê cho thấy trong 14 tháng qua, có tới 41 vụ giao dịch nội gián bị phát hiện ở Mỹ, trong đó giá các quyền chọn tăng tới 50% chỉ vài ngày trước khi thông tin thâu tóm được công bố.
Nguồn Reuters/Dân Việt