"Mỹ đối mặt với khủng hoảng việc làm, không phải bờ vực tài khóa"
Tuy nhiên, với Paul Krugman, thâm hụt ngân sách giảm quá nhiều và quá nhanh mới chính là nguy cơ với kinh tế Mỹ. Krugman cũng nhấn mạnh rằng những lý do khiến bờ vực tài khóa xảy ra hoàn toàn chỉ mang tính chính trị.
"Việc đòi cắt giảm chi tiêu và tăng thuế của chính phủ Mỹ không phải vì thị trường đòi hỏi điều đó, mà đơn giản bởi vì đảng Cộng hòa đã và đang sử dụng bờ vực tài khóa làm cái cớ để thương lượng với phe Dân chủ, trong khi tổng thống Barack Obama cùng các đồng sự của mình lại muốn lật tẩy âm mưu đó", nhà kinh tế đoạt giải Nobel nói.
Hơn nữa, mặc dù những lo ngại về nguy cơ thâm hụt và nợ tăng đã tồn tại trong nhiều năm nay, song chính phủ Mỹ hoàn toàn có thể đi vay với lãi suất siêu thấp (trên thực tế, lợi suất của các trái phiếu chống lạm phát Mỹ còn đang ở mức âm). Điều đó cho thấy, các nhà đầu tư đang đổ núi tiền cho chính phủ Mỹ sử dụng, Paul Krugman nói. Krugman cũng ngay lập tức loại bỏ những lo ngại cho rằng thị trường đầu tư có thể quay lưng với Mỹ và đẩy Washington vào tình trạng cạn tiền.
"Nên nhớ, chính phủ Mỹ không bao giờ cạn tiền, bởi đơn giản họ in được tiền, do đó điều tồi tệ nhất có thể xảy ra đó là đồng USD rớt giá. Tuy nhiên, điều tệ nhất đó cũng chẳng phải vấn đề gì to tát, mà ngược lại nó còn làm lợi cho kinh tế Mỹ", Paul Krugman nói.
Tuy nhiên, vào ngay lúc này, toàn bộ hệ thống công nghiệp Mỹ đang chao đảo bởi những lo ngại vô lý về thâm hụt ngân sách, trong đó các nhóm tài trợ doanh nghiệp cứ liên tục thổi phồng sự nguy hiểm của nợ chính phủ cũng nư sự cấp thiết của việc giảm thâm hụt ngân sách. "Kết quả là, điều đó khiến công chúng Mỹ cũng hoang mang theo, trong khi nó hoàn toàn không có thật", Paul Krugman nói.
Paul Krugman cho rằng tỷ lệ thất nghiệp cao mới chính là mối đe dọa thực sự đối với kinh tế Mỹ. |
"Khi nhìn những con số này, hãy nhớ rằng chúng ta đang chứng kiến bi kịch của hàng triệu người, cả cá nhân lẫn hộ gia đình. Những con người này đang tuyệt vọng vì họ không thể kiếm được việc làm. Họ đang phải chịu cảnh không có tiết kiệm, nhà cửa bị thu hồi, và hơn hết giấc mơ của họ trên đất Mỹ đang bị hủy hoại. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, đó sẽ là thảm họa thực sự đối với nước Mỹ", Paul Krugman khẳng định
Bên cạnh đó, nuôi sống đội quân thất nghiệp khổng lồ này đang ngốn của nước Mỹ hàng núi tiền , Paul Krugman nói. Theo ước tính của Văn phòng Ngân sách Quốc hội, mỗi năm nước Mỹ thiệt hại tới 900 tỷ USD, tương đương 6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vì nạn thất nghiệp.
Tệ hơn nữa, tỷ lệ thất nghiệp cao còn đe dọa tới tăng trưởng trong tương lai của Mỹ bởi nó sẽ ảnh hưởng tới thị trường tiêu dùng. "Khi đó, các nhà đầu tư sẽ cảm thấy lo ngại khi doanh số bán hàng sụt giảm và sẽ ngừng đổ tiền vào nước Mỹ", Paul Krugman nhận định.
Nguồn New York Times/Khampha
của Đảng Dân chủ và Cộng hòa.