Mỹ dỡ lệnh cấm nhập khẩu đối với Myanmar sau 1 thập kỷ
"Quyết định này nhằm hỗ trợ nỗ lực cải cách của chính phủ Myanmar và khuyến khích nước này cải cách hơn nữa", tuyên bố cho biết.
Quyết định nới lỏng các hạn chế thương mại này của Mỹ có thể giúp Myanmar tăng cường thương mại với Mỹ, qua đó đẩy nhanh quá trình cải cách dân chủ, đồng thời giúp quốc gia Đông Nam Á này vực dậy nền kinh tế yếu kém.
Theo các nhà phân tích, nếu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận kéo dài 9 năm qua đối với các hàng hóa của Myanmar, đối tượng đầu tiên được hưởng lợi chính là ngành dệt may của quốc gia Đông Nam Á này. Theo đó, các doanh nghiệp may mặc tại Myanmar có thể mở rộng thêm dây chuyền sản xuất.
Trước khi Washington ban hành lệnh cấm vận với các sản phẩm của Myanmar vào năm 2003, Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp dệt may nước này. Mỹ nhập khẩu hơn 365 triệu USD quần áo và các loại hàng hóa khác của Myanmar vào năm 2002.
Trước đó, hồi tháng 1, chính quyền tổng thống Obama tuyên bố sẽ khôi phục đầy đủ quan hệ ngoại giao với Myanmar sau 20 năm. Tuy nhiên, hiện Mỹ vẫn lo ngại về tình hình bạo lực sắc tộc cũng như mối quan hệ giữa Myanmar và Triều Tiên.
Trong một diễn biến liên quan, tổng thống Barack Obama đã lên kế hoạch tới Myanmar vào ngày 19/11 ngay sau khi tái đắc cử. Các quan chức Nhà Trắng cho biết trong chuyến thăm này ông Obama sẽ hối thúc các nhà lãnh đạo Myanmar khôi phục hòa bình ở khu vực phía tây nước này đồng thời mang những kẻ xúi giục bạo lực sắc tộc ra xét xử.
Nguồn Reuters/Khampha