Ảnh: Politico.

 
Hải Miên Thứ Sáu | 19/05/2023 14:31

Mỹ đã nâng trần nợ 78 lần trong quá khứ

Cứ sau vài năm, tình trạng bế tắc về trần nợ lại khiến tín dụng của Mỹ gặp rủi ro.

Vào tháng 1, trần nợ - số nợ mà chính phủ Mỹ có thể nắm giữ - đã đạt 31.400 tỉ USD. Tức dự trữ tiền mặt của Mỹ có thể cạn kiệt vào ngày 1/6, theo Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen. Nếu Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ không thể thống nhất về một mức trần nợ mới, Mỹ có thể vỡ nợ, và điều này sẽ tác động tiêu cực đến hệ thống tài chính trên toàn cầu.

Biểu đồ bên dưới cho thấy trần nợ tăng mạnh trong những năm gần đây, lấy dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm Ngân hàng Thế giới, Bộ Tài chính Mỹ và Vụ Khảo cứu Quốc hội.

 

Nâng trần nợ không có gì mới. Kể từ năm 1960, Mỹ đã nâng trần nợ 78 lần. Trong lịch sử, việc nâng trần nợ thường là một quy trình điển hình của Quốc hội.

Không giống như ngày nay, các thỏa thuận nâng trần nợ từng được đàm phán nhanh hơn. Sự phân cực chính trị gia tăng trong những năm gần đây đã góp phần gây ra bế tắc với những hậu quả tai hại.

Ví dụ, vào năm 2011, một thỏa thuận đã được thực hiện chỉ vài ngày trước thời hạn trả nợ. Kết quả là S&P đã hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ từ AAA xuống AA+ lần đầu tiên trong lịch sử. Sự chậm trễ này ước tính gây thiệt hại thêm 1,3 tỉ USD cho chính phủ trong năm đó.

Trước đó, chính phủ đã đóng cửa 2 lần từ năm 1995-1996 khi Tổng thống Bill Clinton và Chủ tịch Hạ viện đảng Cộng hòa Newt Gingrich đối đầu nhau. Hơn một triệu quan chức chính phủ đã được cho nghỉ phép trong 1 tuần vào cuối tháng 11/1995 trước khi trần nợ được nâng lên.

Ngày nay, nợ của chính phủ Mỹ ở mức 129% GDP. Chi phí hằng năm để thanh toán khoản nợ này đã tăng khoảng 90% so với năm 2011, do nợ ngày càng tăng và lãi suất cao hơn.

Có thể bạn quan tâm: 

Xe điện đã tác động như thế nào đến mức tiêu thụ dầu

Nguồn Visual Capitalist