Mỹ sẽ tài trợ gần 20 triệu liều vaccine COVID-19 của mình thông qua cơ sở Covax. Ảnh: AFP.
Mỹ công bố kế hoạch chia sẻ 25 triệu liều vaccine COVID-19 đầu tiên
Theo Reuters, Nhà Trắng vừa công bố kế hoạch để Mỹ chia sẻ 25 triệu liều vaccine COVID-19 dư thừa với thế giới. Đồng thời, chính quyền Biden sẽ dỡ bỏ một số hạn chế để cho phép các quốc gia khác mua nguyên liệu để sản xuất vaccine của Mỹ. Điều này góp phần làm cho nguồn cung cấp cho sản xuất vaccine dễ dàng hơn.
Tổng thống Joe Biden cho biết: Mỹ sẽ chia sẻ vaccine mà không đặt ra điều kiện chính trị cho các nước tiếp nhận. Chính quyền Biden đã cam kết chia sẻ khoảng 80 triệu vaccine COVID-19 trên toàn thế giới trong tháng này.
Theo đó, chính phủ Mỹ cam kết tài trợ ít nhất 20 triệu liều vaccine COVID-19 do Pfizer-BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson sản xuất, cũng như 60 triệu liều vaccine của AstraZeneca.
Mỹ sẽ phân bổ 75% số vaccine thông qua chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX. Theo kế hoạch, ít nhất 25% số lượng vaccine sẽ được giữ lại cho các nhu cầu tức thời của Mỹ và cho các quốc gia có nhu cầu hỗ trợ tức thời.
Trong số 25 triệu liều đầu tiên, khoảng 6 triệu liều sẽ được chuyển đến các nước ở Nam và Trung Mỹ, 7 triệu đến châu Á và 5 triệu liều đến châu Phi. Khoảng 6 triệu liều còn lại sẽ đến các nước láng giềng và các đồng minh của Mỹ.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết: chính quyền đang quyên góp vaccine để “cứu sống” và ngăn chặn sự xuất hiện của các biến thể mới.
Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh các nhà lãnh đạo thế giới thúc giục các quốc gia giàu có như Mỹ tặng vaccine COVID-19 cho các quốc gia khác. Mỹ đã trở lại tình trạng bình thường khi nhiều người Mỹ chủng ngừa hơn và các ca nhiễm mới giảm, trong khi các quốc gia khác, như Ấn Độ, vẫn đang trải qua những đợt bùng phát lớn.
Tuần trước, WHO cho biết châu Phi cần ít nhất 20 triệu liều vaccine AstraZeneca trong vòng 6 tuần để tiêm mũi thứ 2 cho những người đã tiêm liều vaccine đầu tiên.
Người đứng đầu Liên minh Đổi mới Chuẩn bị sẵn sàng Dịch bệnh nói rằng: các nhà lãnh đạo của Nhóm G7, những quốc gia giàu có phải tiêm phòng khẩn cấp để tránh một kết cục tương tự như đại dịch cúm năm 1918, giết chết 50 triệu người.
″Đó là mệnh lệnh đạo đức nếu chúng ta muốn tránh những tình huống như Peru. Nếu chúng ta muốn tránh những tác động có thể sánh ngang với dịch cúm năm 1918, chúng ta phải gửi vaccine đến các quốc gia khác để bảo vệ nhân viên y tế của họ và bảo vệ những nhóm dân cư dễ bị tổn thương ngay bây giờ”, ông Richard Hatchett, Giám đốc điều hành của CEPI đồng điều hành cơ sở chia sẻ vaccine Covax.
Có thể bạn quan tâm: