Ảnh: Bloomberg
Mỹ có thể sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh lạnh về tiền tệ
“Nếu có một người chiến thắng trong ‘cuộc chiến tranh lạnh về tiền tệ’ này, thì đó sẽ là Mỹ do từ thời điểm này đồng USD có nhiều khả năng suy yếu hơn là mạnh lên”, ông Fels nói với CNBC vào 22/07.
Theo ông Fels, cuộc chiến tranh lạnh trên mặt trận tiền tệ đề cập đến một cuộc chiến không chỉ bao gồm sự can thiệp của ngân hàng trung ương vào thị trường ngoại hối, mà còn là cắt giảm lãi suất, lãi suất âm (như ở châu Âu và Nhật Bản), nới lỏng định lượng và kiểm soát đường cong lợi suất. Đối với Mỹ, những bài viết trên Twitter của tổng thống Trump cũng tác động vào sự biến động tiền tệ.
Ông Fels lưu ý rằng đầu năm 2017, ngay sau khi đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói chuyện với Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin về sự cần thiết của một đồng USD “yếu” hơn. Sau đó, đồng bạc xanh đã suy yếu trong cả năm 2017.
Ông Fels cho biết, “điều tương tự cũng có thể xảy ra một lần nữa. Đặc biệt là khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) rõ ràng là có nhiều dư địa để cắt giảm lãi suất hơn so với (Ngân hàng Trung ương châu Âu) hay Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ)”.
“Chính quyền Mỹ có thể chiếm thế thượng phong trong cuộc chiến tiền tệ này”, ông nói thêm.
Cuộc “chiến tranh lạnh về tiền tệ đang nóng lên”, Ông Fels nói và lưu ý rằng FED và BOJ có thể sẽ sớm cắt giảm lãi suất. Các nhà phân tích cũng dự đoán rằng ECB, vốn sẽ sẽ tổ chức cuộc họp chính sách tiếp theo vào 25/7, có thể lãi suất sẽ cắt giảm vào cuối năm nay.
“Rõ ràng, chúng ta đang quay trở lại hoàn cảnh mà mọi người đều muốn một loại tiền tệ yếu hơn.
Đồng USD có nhiều khả năng suy yếu hơn là mạnh lên. Ảnh: Vn Media.vn |
"Không ai, không có ngân hàng trung ương nào thực sự muốn một đồng tiền mạnh hơn và đó là lý do tại sao nó được xem là cuộc chiến tranh lạnh về tiền tệ”, ông nói.
Tuần trước, Chủ tịch FED New York, John Williams, cho biết các ngân hàng trung ương cần phải hành động nhanh chóng và mạnh mẽ khi lãi suất ở mức thấp và tăng trưởng kinh tế đang chậm lại.
►Chiến tranh tiền tệ đã bắt đầu?
►FED ra dấu hiệu cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau 10 năm
►Fed sẽ cắt giảm lãi suất nếu kinh tế thế giới tiếp tục suy yếu?
Tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Nghiên cứu Ngân hàng Trung ương, ông Williams nói: “Sẽ tốt hơn khi có các biện pháp phòng ngừa hơn là chờ đợi thảm họa xảy ra”.
Ông Fels cho biết nhiều người theo dõi thị trường dự đoán FED sẽ cắt lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 7. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem trong cuộc họp tuần tới liệu FED có giảm lãi suất nhiều hơn hay không, vì có dấu hiệu cho thấy có thể Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ giảm 50 điểm cơ bản vào cuối năm.
“Câu hỏi lớn đặt ra là Mỹ sẽ giảm 25 điểm cơ bản vào tháng 7 và giảm tiếp 25 điểm cơ bản vào tháng 9 hay giảm một lần 50 điểm cơ bản”, Fels nói.
“Tôi nghĩ rằng xác suất Mỹ sẽ cắt giảm 50 điểm vào tháng 7 là 50-50, và Mỹ để ngỏ khả năng có thể cắt giảm thêm một lần nữa trước khi kết thúc năm”, ông Fels nói thêm.
Nguồn CNBC