Ảnh: Thương trường.

 
Mạnh Đức Thứ Ba | 06/08/2019 07:58

Mỹ chính thức gắn mác Trung Quốc thao túng tiền tệ

Quyết định này Bộ Tài chính Mỹ, vốn chỉ mang tính biểu tượng, nhấn mạnh mối quan hệ xấu đi nhanh chóng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Chính quyền Trump chính thức gắn mác Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, một nỗ lực làm leo thang chiến tranh thương mại với Bắc Kinh sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho phép đồng Nhân dân tệ suy yếu để trả đũa lời đe dọa áp thuế quan mới của Mỹ.

Quyết định này Bộ Tài chính Mỹ, vốn chỉ mang tính biểu tượng, nhấn mạnh mối quan hệ xấu đi nhanh chóng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Động thái này ngay lập tức làm thị trường chao đảo, khi chỉ số S&P 500 tương lai giảm hơn 1% vào ngày 6/8 tại châu Á.

Thông báo của Mỹ theo sau tuyên bố của giám đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc, Dịch Cương, rằng quốc gia của ông sẽ không sử dụng đồng Nhân dân tệ (NDT) như một công cụ để giải quyết các tranh chấp thương mại. “Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng đồng Nhân dân tệ sẽ vẫn là một loại tiền tệ mạnh bất chấp những biến động gần đây”, ông Dịch cho biết trong một tuyên bố hôm 5/8.

Sau khi gắn mác, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin “sẽ cùng với Quỹ Tiền tệ Quốc tế để loại bỏ lợi thế cạnh tranh không lành mạnh do các hành động mới nhất của Trung Quốc”.

My chinh thuc gan mac Trung Quoc thao tung tien te
Nhân dân tệ đã vượt mốc 7 NDT đổi 1 USD.

Ông Trump đã gọi việc đồng Nhân dân tệ giảm mạnh xuống dưới mức lằn ranh đỏ (7 NDT đổi một USD) là thao túng tiền tệ trong một tweet trước đó vào ngày 5/8. Và ông muốn Cục Dự trữ Liên bang Mỹ phản ứng với hành động này.

Hai nước đã leo thang chiến tranh thương mại sau khi ông Mnuchin và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer trở về từ các cuộc họp với các đối tác ở Thượng Hải vào tuần trước mà không đạt bước tiến nào. Ông Trump đã ra lệnh áp thuế 10% đối với khoảng 300 tỷ USD hàng nhập khẩu còn lại của Trung Quốc để bắt đầu vào ngày 1/9.

Vào ngày 5/8, Trung Quốc đã trả đũa bằng cách cho phép đồng Nhân dân tệ giảm giá  và tuyên bố sẽ ngừng mua hàng nông sản của Mỹ.

“Đây là một động thái làm leo thang thương chiến và có lẽ sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn trên thị trường”, ông Richard Richardulul, một chiến lược gia tiền tệ của Westpac, nói với Bloomberg.

Việc gắn mác thao túng tiền tệ sẽ không dẫn đến những hình phạt ngay lập tức. Bộ Tài chính Mỹ thường đưa ra các quyết định như vậy trong các báo cáo 6 tháng/lần trước Quốc hội, nhưng hành động vừa qua là ngoại lệ.

Sau đó, Chính phủ Mỹ thường đàm phán với chính phủ bị buộc tội thao túng. Nhưng các quan chức ở Bắc Kinh và Washington đã tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại trong hơn một năm. Nếu không có tiến triển một năm sau khi gắn mác, Trung Quốc có thể phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt, có thể bao gồm các công ty của nước này bị cấm cạnh tranh để giành các hợp đồng của chính phủ Mỹ.

Nguồn Bloomberg