Mỹ đã chỉ trích chính sách kinh tế của Đức khi cho rằng mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu của quốc gia này làm tổn thương khu vực eurozone và nền kinh tế toàn cầu.
Trong báo cáo định kỳ sáu tháng của Bộ Tài chính Mỹ tăng trưởng nhu cầu nội địa ở Đức quá yếu. Cơ quan này cũng chỉ trích mạnh việc đồng nhân dân tệ Trung Quốc đang bị định giá quá thấp.
Việc Mỹ chỉ trích chính sách của Trung Quốc có trong nhiều báo cáo của bộ tài chính, tuy nhiên việc chỉ trích chính sách kinh tế Đức hiếm hơn nhiều.
Nhu cầu nội địa tăng trưởng chậm và nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Đức đã cản trở việc tái cân bằng kinh tế trong khi nhiều quốc gia khác trong khu vực eurozone đang phải chịu nhiều áp lực trong việc hạn chế nhu cầu nhập khẩu để cơ cấu lại nền kinh tế. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ giảm phát của khu vực eurozone cũng như toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực eurozone, là một trong những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng của khu vực này trong những năm gần đây.
Vai trò của Đức trong khối 17 quốc gia thuộc eurozone chỉ lên tăng sau cuộc khủng hoảng nợ của khu vực, ảnh hưởng tiêu cực tới các nền kinh tế lớn trong khu vực như Ý và Tây Ban Nha.
Đức là quốc gia có nền kinh tế mạnh của châu Âu và xuất khẩu được coi là một trong những điểm mạnh của quốc gia này.
Đầu năm nay, các nước châu Âu mới thoát khỏi suy thoái kinh tế, GDP trong quý II 2013 tăng lên do nhu cầu tiêu dùng và doanh nghiệp được cải thiện.
Các nhà phân tích cho rằng kinh tế Đức được hưởng lợi từ việc đẩy mạnh nhu cầu nội địa, nhưng lại chỉ trích các chính sách kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của nước này.
Trong những năm gần đây, Mỹ và các quốc gia khác đã chỉ trích Trung Quốc cố tình định giá thấp đồng nội tệ.
Các nước này cho rằng việc định giá thấp đồng NDT đem lại lợi thế cho các công ty xuất khẩu của Trung Quốc do việc định giá thấp làm cho hàng hóa của nước này trở nên rẻ hơn khi bán tại các thị trường nước ngoài.
Về phần mình, Trung Quốc đang có kế hoạch nới lỏng kiểm soát tiền tệ thông qua việc nâng cao vai trò của đồng NDT trên thị trường toàn cầu.
Tuy nhiên chính phủ Trung Quốc vẫn giữ quan điểm cho rằng việc tăng giá đồng NDT sẽ làm tổn hại tới nền kinh tế của nước này.
Kể từ 6/2010, tỷ giá của đồng NDT so với đồng USD đã tăng 12%.
Mặc dù bộ Tài chính Mỹ thừa nhận đồng NDT đã tăng giá nhưng mức tăng của đồng tiền này là chưa đủ.
Có bằng chứng cho thấy Trung Quốc vẫn đang mua một lượng lớn ngoại tệ trong năm nay cho dù dự trữ ngoại tệ của quốc gia này nhiều hơn mức cần thiết. Điều này có tác động tiêu cực tới thị trường tiền tệ và là dấu hiệu cho thấy đồng NDT đang bị định giá quá thấp.
Tuy nhiên, bản báo cáo không gọi Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ
Nguồn Dân Việt/BBC