Thứ Bảy | 25/05/2013 16:07

Mỹ - Hàn thận trọng với tuyên bố đối thoại của Triều Tiên

Mặc dù nhiều nước đã lên tiếng hoan nghênh thiện chí này, riêng Hàn Quốc và Mỹ lại tỏ ra khá thận trọng.
Truyền thông Trung Quốc hôm 24/5 đưa tin, CHDCND Triều Tiên đã sẵnsàngtiến hành đàm phán với các bên liên quan về thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa trên Bánđảo Triều Tiên. Tuyên bố này được đưa ra trongcuộc gặp giữa Đặc phái viên của nhà lãnh đạoTriều Tiên Kim Jong-un - Phó Nguyên soái Choe Ryong-hae và Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấphành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Vân Sơn nhân chuyến thăm Trung Quốc của ông ChoeRyong-hae.

Nhiều nước đã lên tiếng hoan nghênh thiện chí này của Triều Tiên,trong khi Hàn Quốc và Mỹ lại tỏ ra khá thận trọng.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon hôm 24/5 hoannghênhtuyên bố đàm phán của CHDCND Triều Tiên. Ông Ban Ki-moon cho rằng, phi hạt nhân hóa trên bán đảoTriều Tiên là ưu tiên hàng đầu hiện nay và chính quyền Triều Tiên cần phải tiếp tục đưa ra các bướcđi cụ thể giúp giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Ông Ban Ki-moon nói: "Tôi rất hoan nghênh những thông tin tíchcực từ phía CHDCND Triều Tiên. Tôi hy vọng Triều Tiên sẽ tiếp tục thể hiện lập trường tích cực củamình thông qua tham vấn với các bên liên quan.Liên Hợp Quốc sẽ tiếp tục theo dõi diễn biếnchặt chẽ tình hình trên bán đảo Triều Tiên và làm mọi điều có thể để thúc đẩy tiến trình hòa bìnhnày".

Tổng thư kýBan Ki-moon đánh giá cao vai trò của Trung Quốctrong việc thúc đẩy các cuộc đối thoại hòa bình.

Chính phủ Nhật Bản hôm 24/5 cũng hoan nghênh khả năng Triều Tiên cóthể tham gia đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Phát biểu với báo giới, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản YoshihideSuga nhận định, việc Triều Tiên thể hiện những dấu hiệu chấp thuận đối thoại là một tiến triển tíchcực. Ông Suga cũng khẳng định, Tokyo sẽ "luôn để ngỏ cánh cửa đối thoại" với Bình Nhưỡng, song nhấnmạnh nước này trước hết phải có những hành động cụ thể tiến tới phi hạt nhân hóa.

Đặc phái viên Bộ Ngoại giao Nga về vấn đề Triều Tiên GrigoryLogvinov đánh giá cao thiện chí của Triều Tiên trở lại bàn đàm phán hạt nhân 6 bên. Ông Logvinovgọi đây là bước "phát triển tích cực" để thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa trên Bán đảo TriềuTiên, đồng thời khẳng định, Nga sẽ tiếp tục thúc đẩy nối lại đàm phán 6 bên.

Trong khi đó, Chính phủ Hàn Quốc lại bày tỏ khá thận trọng đối vớituyên bố đối thoại của Triều Tiên.

Người phát ngôn Bộ Thống Nhất Hàn Quốccho biết, nước này đangtiếp tục xác định rõ về tuyên bố của Triều Tiên, đồng thời hối thúc Triều Tiên lấy lại lòng tin củacộng đồng quốc tế. Ông cũng kêu gọi Triều Tiên nên dừng các hành động khiêu khích, tham gia đốithoại một cách chân thành.

Mỹ cũng có thái độ khá dè dặt với tuyên bố đàm phán của Triều Tiên.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell hôm 24/5 cho biết, Mỹ tiếp tục theo dõi diễn biếntình hình. Ông Ventrell cũng kêu gọi Bình Nhưỡng thể hiện sự nghiêm túc trong vấn đề phi hạt nhânhóa bằng hành động chứ không phải bằng lời nói.

"Triều Tiên biết rõ cần phải làm gì để nối lại đàm phán với Mỹ,"ông Ventell nói. "Triều Tiên cần thể hiện những bước đi phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế".

Cuộc đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên,gồm CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản đã đình trệ hồi năm 2008 khi TriềuTiên rút khỏi đàm phán. Kể từ đó Trung Quốc đã nỗ lực kêu gọi Triều Tiên trở lại đối thoại, nhất làtrong bối cảnh căng thẳng giữa Triều Tiên với Hàn Quốc và Mỹ gia tăngsau vụ thử hạtnhân của Triều Tiên vào tháng 2/2013.

Nguồn VOV News


Sự kiện